Công nghệ số ra đời cách đây nhiều thập kỷ, nhưng bây giờ con người mới sử dụng đến hiệu năng khổng lồ của nó.
>>Nghiền ngẫm với tương lai
Từ trạng thái hoang mang khi những ca nhiễm Corona đầu tiên ở Vũ Hán đến bây giờ, nhiều lĩnh vực khoa học đã phối hợp để phát hiện ra biến chủng mới rất nhanh chóng. Từ nguyên bản Corona đến Delta, Omicron, mới nhất là Deltacron, thời gian nhận dạng và phân lập virus được rút ngắn.
Tiến bộ khoa học này rất có ý nghĩa, giúp đánh giá mức độ nguy hiểm, tính chất lây lan, triệu chứng bệnh và trên nền tảng công nghệ vaccine sẵn có các nhà khoa học sẽ quyết định nên tiêm bổ sung hay không.
Nhiều nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử cho kết quả khả quan, trong một đại dịch không ai còn sống sót mà có thể tái nhiễm bệnh. “Cái chết đen” làm chết 1/4 dân số châu Âu trong 10 năm, tỷ lệ tử vong có nơi 70%, nhưng tất cả hồi phục sau đó. COVID-19 hiện nay đang diễn tiến tương tự.
Không có trận dịch nào là “ngày tận thế”, ít nhất đến thời điểm này. Tất cả đến theo chu kỳ, ít hay nhiều, nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ khai thác tự nhiên, thỏa mãn nhu cầu của con người.
Dấu hiệu này cho thấy con người bắt đầu bước vào thời kỳ thích nghi với dịch bệnh. Rất may, chúng ta không thua cuộc. Chỉ có tiến bộ khoa học và sức sáng tạo không giới hạn của con người mới có thể cứu vãn tình hình. Đều là những bài học giá trị.
Giáo sư địa lý Jered Diamond, tác giả cuốn sách đạt giải báo chí uy tín nhất hành tinh Pulitzer “Súng, vi trùng và thép” chỉ ra rằng, sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc phát sinh các đại dịch trong lịch sử, đến lượt các đại lịch làm thay đổi lịch sử nhân loại.
Nhưng, vấn đề là con người không thể ngưng sản xuất nông nghiệp, thậm chí ngày một mở rộng và chuyên sâu hơn để đảm bảo an ninh lương thực. Vậy làm cách nào tránh làm “bay hơi” virus vốn tồn tại trong lòng đất, trong vật nuôi?
>>Súng, vi trùng và thép
Phương Tây đang đi tiên phong trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm định sát sao nguồn gốc cây trồng vật nuôi. Họ đi đầu trong việc canh tác bằng máy móc, tự động hóa toàn phần khâu chế biến; đạt năng suất cao hơn nhưng không cần tiến vào lãnh địa của virus.
Jared không đề cập đến nông nghiệp công nghệ cao, nhưng đây là một trong những điều kiện ban đầu để con người thôi xâm phạm tự nhiên. Ví như 1,5 dân số Mỹ làm nông nghiệp đủ nuôi sống 370 triệu người; ở Israel một diện tích cỡ 1 huyện trung bình của Việt Nam có thể nuôi cá, trồng rau xuất khẩu khắp thế giới.
Sai lầm nếu cho rằng, chỉ có vaccine của Pfizer, Moderna, BiONTech, Sinovac,… mới có thể chống được dịch bệnh. Thật ra, công cụ để con người tiếp tục sống ổn đã được chuẩn bị từ lâu, thậm chí rất nhiều lĩnh vực đã đi trước vài thập kỷ.
Mạng Internet và chiếc máy vi tính được tạo ra không chỉ trao đổi thông tin, xem phim, tán gẫu hay lưu trữ. Ngày nay công nghệ viễn thông là nền tảng của kinh tế không tiếp xúc. Nó giúp con người vận hành phần lớn quá trình kinh tế mà không cần tiếp xúc.
Sự ra đời của công nghệ mạng đã gieo hạt mầm cho AI (trí tuệ nhân tạo) vì nếu không có công nghệ này thì không có cách gì con người có thể thu thập và lưu trữ khối lượng thông tin đủ lớn để tạo ra AI. Hạt mầm AI đã nảy nở thành chồi, đang phát triển cực mạnh khi đại dịch xuất hiện. “Chúng” sẽ giúp con người điều hành thế giới.
Sẽ có cuộc cách mạng công cụ lao động làm thay đổi cơ bản tính chất của lực lượng sản xuất. Người lao động cần trang bị kỹ năng mới, tranh giành việc làm với robot; xuất hiện xu hướng mới,… sẽ tác động trực diện lên quan hệ sản xuất, cuối cùng tác động đến quyết sách của các Chính phủ.
Các chính trị gia hàng đầu ở những nền kinh tế phát triển nhất đã nói chuyện với nhau qua Internet; hơn 30 nguyên thủ quốc gia đã gửi thư điện tử, gọi Facetime cho CEO Pfizer để tiếp cận vaccine và rất có thể các vấn đề hòa bình hay chiến tranh cũng được quyết định theo cách này.
Có thể bạn quan tâm