Cú hích từ Vinfast

Diendandoanhnghiep.vn Vinfast sẽ phá vỡ định kiến doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo hướng “mì ăn liền”, chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Giữa những cái tên đình đám trong ngành công nghiệp ô tô như: Mercedes-Benz, Audi, BMV, Porsche, Peugeot, Jaguar, Land Rover… tại Paris Motor Show 2018, sự xuất hiện hai mẫu xe đầu tiên là Lux A2.0 và Lux SA2.0 của Vinfast là một ngạc nhiên thú vị.

p/Xe VinFast tham gia triển lãm Paris Motor Show 2018

Xe VinFast tham gia triển lãm Paris Motor Show 2018

Thần tốc

Việc đưa hai mẫu xe đầu tiên đến triển lãm ô tô lớn thứ hai châu Âu và cũng là 1 trong 5 triển lãm ô tô quan trọng nhất thế giới không chỉ cho thấy tham vọng của VinFast mà còn mang theo niềm tự hào của công nghiệp ô tô Việt Nam khi sẵn sàng biến những mục tiêu dường như không thể trở nên hiện hữu.

Từ chỗ gần như là "kẻ ngoại đạo", chỉ sau hơn một năm, Vinfast đã và đang hiện thức hóa được tham vọng trong ngành công nghiệp ô tô. Ít ai có thể tin rằng, 335ha đất đầm lầy hoang vắng cách đây gần 1 năm, nay trở thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast hiện đại với công suất dự kiến 500.000 xe/năm vào năm 2025. Đây cũng được coi là dự án công nghiệp lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Công ty mẹ Vingroup đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD cho dự án này.

Sở dĩ VinFast có thể phát triển hai mẫu xe hơi đầu tiên với tốc độ gây kinh ngạc một phần là nhờ dựa vào các nền tảng công nghệ sẵn có. Hai chiếc xe, gồm một SUV và một sedan, được phát triển trên bộ khung từ hãng BMW của Đức. Linh kiện được chế tạo bởi công ty Magna Steyr thuộc tập đoàn Magna International của Canada, trong khi việc thiết kế được giao cho hãng Pininfarina của Italy.

Điều đó cho phép VinFast đi rất nhanh và kết quả ra đời một chiếc xe 100% của thương hiệu này và không giống bất kỳ chiếc xe nào khác đang chạy trên đường.

Công ty mẹ Vingroup đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD cho dự án Vinfast.

Dù chưa kịp có các sản phẩm thương mại nhưng cho đến lúc này, VinFast đã được thế giới biết đến là một hãng xe Việt Nam đầu tư bài bản và thần tốc nhất, cùng với đó là những mục tiêu cạnh tranh với các thương hiệu ô tô toàn cầu.

Quan trọng hơn, sự xuất hiện của một thương hiệu Việt non trẻ trên “đấu trường quốc tế” sẽ phá vỡ định kiến doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo hướng “mì ăn liền”, chưa phát triển theo hướng chuyên nghiệp để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi, rất ít các doanh nghiệp thuộc loại tỷ USD của Việt Nam đi lên từ ứng dụng khoa học công nghệ mà chủ yếu là từ lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc có gắn với kinh doanh bất động sản.

Động lực cho kinh tế tư nhân

Vinfast cũng sẽ tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đầu tư khoa học công nghệ, vươn lên và vươn ra thế giới. Thực tế cho thấy, trong số 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất được công bố, thì doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chiếm tới 460 doanh nghiệp và đóng góp tới 34% số thuế. Nếu so với DNNN thì số thuế các doanh nghiêp tư nhân đóng cao hơn.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI: Nếu xét về số lượng thì khu vực kinh tế tư nhân đang chiếm ưu thế so với các khu vực khác. Song, rõ ràng hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chưa được cải thiện đáng kể. Theo nghiên cứu khảo sát của VCCI, gần 70% doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có lãi và mặc dù khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã đóng góp hơn 40% GDP, nhưng riêng khu vực kinh tế cá thể đã đóng góp tới trên 33% GDP. Nghĩa là số đông trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn là các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hiệu quả hoạt động hầu như chưa có cải thiện trong nhiều năm qua. Trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động thì doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, doanh nghiệp vừa chiếm 2%, còn lại 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Bên cạnh đó, khu vực này đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản: Rào cản chưa có sự thống nhất cao về nhận thức, về sự phát triển, rào cản môi trường kinh doanh, sự bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực FDI…

“Đơn cử như chi phí hành chính hiện tăng gấp đôi so với thực tế, thủ tục hành chính được cải thiện nhưng vẫn nặng nề. Chi phí kinh doanh tại Việt Nam đang tăng nhanh, cao hơn mức tăng năng suất lao động đã kéo theo chi phí phụ trợ khác là gánh nặng cho doanh nghiệp."- ông Phòng chia sẻ.

Nhìn rộng hơn, nỗ lực vươn lên và thành công bước đầu của Vinfast không chỉ tạo ra động lực đối với cộng đồng doanh nghiệp mà còn là cơ sở để các nhà hoạch định có những bước đi cụ thể, phù hợp thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Ông Phòng cho rằng: Không chỉ cải cách thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh, Nhà nước cần đưa ra chính sách công nghiệp thúc đẩy khu vực tư nhân vươn lên. Đó là, tiếp tục đơn giản hóa tối đa các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính cho việc thành lập và vận hành doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp đang hoạt động, bảo đảm hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong quản trị doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cú hích từ Vinfast tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711627659 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711627659 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10