“Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ VI): Khơi thông tiềm năng chất bán dẫn ở Việt Nam

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 08/10/2023 03:30

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển ngành bán dẫn. Vấn đề quan trọng là cần có giải pháp phát huy lợi thế này để tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Thị trường chất bán dẫn Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh, dự kiến đạt giá trị 165,7 tỷ USD vào năm 2027.

Thị trường chất bán dẫn Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh, dự kiến đạt giá trị 165,7 tỷ USD vào năm 2027.

Thị trường chất bán dẫn Việt Nam được dự báo đạt giá trị 165,7 tỷ USD vào năm 2027.

>> “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ V): Nóng các đòn “ăn miếng trả miếng”

Nhận diện các lợi thế

Khảo sát mới nhất của Cục địa chất Mỹ cho biết Việt Nam có trữ lượng tài nguyên đất hiếm khoảng 22 triệu tấn, xếp thứ 2 thế giới; nhóm khoáng sản quý như cobalt, than chì, lithium, nickel, silic,… đều có thể khai thác ở nước ta.

Các tài nguyên trên là điều kiện tiên quyết để một quốc gia có thể vươn lên trong kỷ nguyên mới. Ngoài ý nghĩa là đầu vào không thể thiếu của công nghiệp xe điện, năng lượng xanh, các nhóm khoáng sản nói trên còn mở ra cơ hội cho lĩnh vực công nghiệp chất bán dẫn, nghiên cứu sản xuất chip - bộ não của mọi thiết bị trong nền kinh tế hiện đại.

Do vậy, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều dự án tỷ USD với sự hiện diện của những “ông lớn” hàng đầu thế giới, như Intel, Samsung, Renesas Electronics, USI Electronic... Việt Nam đã vươn lên trở thành nhà xuất khẩu chất bán dẫn lớn thứ 3 sang Mỹ, sau Malaysia và Đài Loan.

Việt Nam và Mỹ đã nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó hợp tác khoa học, công nghệ là ưu tiên hàng đầu. Nước ta có vị trí “địa chính trị” trung tâm Đông Nam Á, dễ dàng tiếp cận các chuỗi cung ứng chất bán dẫn hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng công nghệ cao sẽ tái bố trí nguồn vốn cũng như nhân lực, vật lực, với điểm đến mới là khu vực Đông Nam Á. Tại đây sẽ diễn ra cạnh tranh giữa các cường quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn.

Từ năm 2012, Chính phủ Việt Nam xác định chất bán dẫn là “hàng hóa dịch vụ trọng điểm quốc gia”, cung cấp hỗ trợ từ các cơ quan quản lý để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này, đồng thời đưa ra nhiều ưu đãi phát triển ngành bán dẫn, như miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, hoặc giảm tới 50% tại các khu công nghệ cao tập trung.

>> Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ IV): Các liên minh sừng sỏ làm nóng cuộc đua

Với nguồn nhân lực dồi dào, khoảng 40% sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm liên quan đến các ngành kỹ thuật, công nghệ, Việt Nam là quốc gia được đánh giá rất cao về tinh thần khởi nghiệp công nghệ. Đây là điều quan trọng góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.

p/Quy mô của thị trường chất bán dẫn và cảm biến cho thiết bị Internet kết nối vạn vật (IoT) toàn cầu. Nguồn: Virac

Quy mô của thị trường chất bán dẫn và cảm biến cho thiết bị Internet kết nối vạn vật (IoT) toàn cầu. Nguồn: Virac

Tiến sâu vào chuỗi cung ứng

Nhìn chung, ngành bán dẫn Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu, một số doanh nghiệp nội tiên phong như Viettel và FPT tham gia công đoạn thiết kế chip. Trong khi các doanh nghiệp FDI đa phần tập trung gia công thiết kế vi mạch, lắp ráp và kiểm định có giá trị gia tăng thấp.

Công nghiệp bán dẫn là cuộc chơi rất tốn kém về tiền bạc, đòi hỏi trình độ công nghệ siêu tinh vi, yêu cầu sự quy tụ của nhiều doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau, do mỗi công ty nắm giữ một bí quyết công nghệ riêng cho từng công đoạn. Vậy Việt Nam cần làm gì?

Thứ nhất, theo các chuyên gia, chúng ta cần nhanh chóng xây dựng khung khổ thu hút vốn, công nghệ thực sự bài bản, giàu ưu đãi; đảm bảo về mặt an ninh chính trị; cam kết tính vững bền của chính sách kinh tế vĩ mô.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Võ Xuân Hoài, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, cho rằng: “Để hợp tác hiệu quả với các “ông lớn” công nghệ Mỹ, doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng và trình độ công nghệ; xây dựng mối quan hệ đối tác đáng tin cậy; chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư, tăng cường quảng bá và tiếp thị để thu hút sự chú ý của các công ty công nghệ Mỹ”.

Thứ hai, khi quy tụ được những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, Việt Nam có cơ hội tiếp cận, học hỏi và tiếp thu bí quyết, nâng cao trình độ tay nghề; thúc đẩy khởi nghiệp, tạo điều kiện tối đa để hình thành các doanh nghiệp công nghệ “Made in Vietnam” thực sự có vị thế.

Đây là chiến lược mà Trung Quốc đã áp dụng rất thành công khi làn sóng đầu tư vào nước này bùng nổ trong giai đoạn 2008 - 2021. Nhờ chính sách linh hoạt, giới khởi nghiệp nhạy bén mà nền khoa học, kỹ thuật vốn lạc hậu của Trung Quốc “lột xác”.
Doanh nghiệp Trung Quốc xuất phát từ gia công, giá trị thấp, sau khi tiếp thu tiến bộ công nghệ, đã trực tiếp chế tạo sản xuất không thua kém doanh nghiệp FDI.

Có thể bạn quan tâm

  • "Cuộc chiến" chất bán dẫn (Kỳ III): Hàng trăm tỷ USD "bốc hơi" vì căng thẳng

    04:00, 04/10/2023

  • Thêm một nhà sản xuất chất bán dẫn mở rộng tại Việt Nam

    Thêm một nhà sản xuất chất bán dẫn mở rộng tại Việt Nam

    03:30, 06/10/2023

  • “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ II): Bùng nổ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng

    “Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ II): Bùng nổ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng

    04:00, 03/10/2023

  • "Cuộc chiến" chất bán dẫn (Kỳ I): Ai đang dẫn đầu cuộc chơi?

    04:20, 02/10/2023

  • Vì sao Mỹ khó ngăn Trung Quốc phát triển sản xuất chất bán dẫn?

    Vì sao Mỹ khó ngăn Trung Quốc phát triển sản xuất chất bán dẫn?

    03:36, 24/04/2023

  • Mỹ chặn

    Mỹ chặn "yết hầu" công nghệ chất bán dẫn Trung Quốc

    04:30, 09/02/2023

  • Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn

    Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn

    06:00, 25/05/2021

  • Mỹ và phương Tây dựng rào cản ngăn Trung Quốc tự sản xuất chất bán dẫn

    Mỹ và phương Tây dựng rào cản ngăn Trung Quốc tự sản xuất chất bán dẫn

    10:00, 13/04/2021

  • “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    03:47, 26/01/2021

  • Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

    Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

    05:14, 26/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cuộc chiến” chất bán dẫn (Kỳ VI): Khơi thông tiềm năng chất bán dẫn ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO