Cuộc chiến” chống độc quyền kinh tế số

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 24/09/2023 03:00

Cuộc chiến giữa Nhà nước và tư bản dữ liệu đang ngày một nóng, có thể sẽ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ số quy mô nhỏ hơn.

Cuộc đấu trí giữa các nhà lập pháp Mỹ và gã khổng lồ Google là đại diện tiêu biểu cho xung đột giữa quyền lực nhà nước và sức mạnh kinh tế số.

p/Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland trong cuộc họp báo thông tin về vụ kiện Google ở Washington D.C hôm 24/1.p/Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland trong cuộc họp báo thông tin về vụ kiện Google ở Washington D.C hôm 24/1. Ảnh: REUTERS

>> “Ẩn họa” từ tư bản dữ liệu

Vì sao Google bị kiện?

Sau nhiều thập kỷ ưu ái các nền tảng mạng xã hội, bắt đầu từ nửa cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, hàng loạt nền tảng kinh tế số hàng đầu như Facebook, Amazon, Twitter, Youtube, Google… bị đặt dấu hỏi về tính công bằng trong hoạt động mua bán sáp nhập, cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Ngày 12/9 vừa qua, phiên xét xử chống độc quyền lớn nhất trong 25 năm gần đây tại Mỹ đã được khởi động, bị đơn là Google với hàng loạt cáo buộc. Phía Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, Google đã chi 10 tỷ USD mỗi năm để công cụ tìm kiếm của mình được mặc định trên Iphone và các trình duyệt web như Safari của Apple hay Firefox của Mozilla.

Trên thực tế, Google đã chiếm tới 90% thị phần trên thị trường tìm kiếm trực tuyến trên toàn cầu. Từ đây, các luật sư chính phủ Mỹ lập luận: càng nhiều lệnh truy cập càng giúp Google thu thập thêm dữ liệu, tối ưu hóa thuật toán cải thiện kết quả tìm kiếm. Đây là vòng tròn khép kín giúp cho nền tảng này trở nên không có đối thủ.

Trước đó vào tháng 7/2018, Google bị các nhà quản lý tại Liên minh châu Âu (EU) ra án phạt kỷ lục 4,34 tỷ Euro do vi phạm luật chống độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ quảng cáo. Sở dĩ Cơ quan giám sát cạnh tranh EU đưa ra hình phạt đối với Google do tập đoàn này đang lạm dụng vị thế của hệ điều hành Android để “đè bẹp” các đối thủ. Ví dụ, Google đã tìm cách khiến các nhà sản xuất điện thoại phải cài sẵn trình duyệt Chrome và Google Search thì mới được quyền truy cập kho ứng dụng Play Store.

Mảng kinh doanh công nghệ quảng cáo hiện chiếm khoảng 14% doanh thu quảng cáo của Google, đóng vai trò trung tâm trong việc mua bán quảng cáo kỹ thuật số trên các trang web và ứng dụng trên internet.

>> Người dùng sắp nói “Bing đi” thay vì “Google đi”?

Từ khi ra đời năm 1998 đến nay, Google lần lượt đánh bại các đối thủ, “một mình một ngựa” chiếm lĩnh ngôi bá chủ. Trong hơn 2 thập kỷ qua, không có công cụ tìm kiếm nào có thể phát triển được, có thể điểm qua vài cái tên mờ nhạt như Bing của Microsoft; Yahoo, DuckDuckGo, Yandex,…vốn rất xa lạ với người dùng.

p/Văn phòng Google ở New York. Ảnh: REUTERS

Văn phòng Google ở New York. Ảnh: REUTERS

Tái định hình khung khổ mạng xã hội

Vụ kiện Google ở Mỹ và châu Âu, làn sóng lên án Facebook tại nhiều quốc gia và chính phủ Trung Quốc mạnh tay với các công ty Internet cho thấy các nhà lập pháp đã nhận thấy mối nguy khi mạng xã hội, nền tảng số phát triển quá nhanh.

Dưới góc độ lý luận kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa, giới “tư bản dữ liệu” đã lớn mạnh và đang điều khiển thế giới thông qua các nền tảng kinh tế số nhờ nắm trong tay nguồn dữ liệu khổng lồ, không chỉ sản sinh ra “cỗ máy kiếm tiền” mà hoàn toàn có khả năng đe dọa an ninh quốc gia, tác động vào chính trị.

Nhiều quốc gia đang tìm cách “tịch thu” bớt quyền lực của mạng xã hội. Người Mỹ dựa vào luật chống độc quyền; còn Trung Quốc sử dụng quyền lực chính trị gây sức ép buộc các công ty Internet tăng cường “trách nhiệm chính trị”, khiến hàng loạt tỷ phú kinh tế số thất sủng, tái cấu trúc nhân sự cấp cao tại những tập đoàn tư nhân.

Các chuyên gia dự báo, kết quả cuộc chiến giữa tư bản dữ liệu và nhà nước sẽ dẫn đến trạng thái thỏa hiệp ở cấp độ cao hơn. Theo đó, nền tảng số phải đáp ứng một số quy phạm mới, thị phần được chia sẻ, tạo cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ có quy mô nhỏ.

Tại Việt Nam - quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet thuộc nhóm đầu thế giới, hiện có gần 80 triệu người nối mạng, 70 triệu người dùng mạng xã hội thường xuyên, thị hiếu rất nhạy bén với xu hướng chung toàn cầu. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế số, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.

Dữ liệu dân cư, thị hiếu tiêu dùng, mua sắm phần lớn do Google, Facebook và Tiktok nắm giữ. Điều này đặt ra thách thức tiềm ẩn về an ninh mạng, “chủ quyền kinh tế số”, buộc chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện khung khổ pháp lý, phát triển mạng xã hội “made in Vietnam”.

Có thể bạn quan tâm

  • Cấp thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân – Bài cuối: Cần giải pháp quyết liệt hơn

    Cấp thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân – Bài cuối: Cần giải pháp quyết liệt hơn

    04:40, 05/09/2023

  • Cấp thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân – Bài 4: Đừng để “nhờn luật”!

    Cấp thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân – Bài 4: Đừng để “nhờn luật”!

    03:30, 04/09/2023

  • Cấp thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân – Bài 3: Vì sao thông tin bị “đánh cắp”?

    Cấp thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân – Bài 3: Vì sao thông tin bị “đánh cắp”?

    03:30, 03/09/2023

  • Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

    Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

    03:00, 17/12/2022

  • Báo động mua bán dữ liệu cá nhân

    Báo động mua bán dữ liệu cá nhân

    00:00, 01/09/2022

  • Cần cơ quan giám sát độc lập vềp/bảo vệ dữ liệu cá nhân

    Cần cơ quan giám sát độc lập về bảo vệ dữ liệu cá nhân

    11:00, 16/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cuộc chiến” chống độc quyền kinh tế số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO