Cuộc chiến công hàm ở Biển Đông: Nhật Bản phản đối lập trường ngang ngược của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Công hàm của Nhật Bản bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về đường cơ sở phân chia lãnh hải, cũng như lập luận của Bắc Kinh về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

 

Một phần trong công hàm của Nhật Bản. (Ảnh chụp màn hình)

Một phần trong công hàm của Nhật Bản. (Ảnh chụp màn hình)

Nhật Bản là quốc gia mới nhất gửi công hàm lên Liên hợp quốc phản đối lập trường ngang ngược của Trung Quốc trên về Biển Đông. Công hàm này được gửi tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 19/1. 

"Nhật Bản với tư cách là một thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) bác bỏ lập trường của Trung Quốc cho rằng việc nước này vẽ các đường cơ sở lãnh hải đối với các đảo và đá ở Biển Đông là phù hợp với UNCLOS cũng như luật pháp quốc tế", công hàm của Nhật Bản khẳng định. 

"UNCLOS đặt ra các điều kiện cho việc áp dụng đường cơ sở một cách cụ thể và đầy đủ, trong khi Trung Quốc đã không thể viện dẫn các điều khoản liên quan của UNCLOS để khẳng định tính hợp pháp của các đường cơ sở này. Một quốc gia thành viên không có quyền biện minh cho việc áp dụng những đường cơ sở không đáp ứng các điều kiện theo quy định của UNCLOS", công hàm của Nhật Bản nêu rõ.

Tàu của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản cùng tàu hải quân Mỹ và Ấn Độ trên biển năm 2019 - Ảnh: REUTERS

Tàu của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản cùng tàu hải quân Mỹ và Ấn Độ trên biển năm 2019 - Ảnh: REUTERS

Trong công hàm này, Nhật Bản cũng nhắc lại việc Trung Quốc đề cập tới tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông trong công hàm CML63/2020: "Tự do hàng hải và hàng không phải được đảm bảo trên biển và trên không xung quanh và trên các thực thể biển được xác định là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), mà bản thân chúng không có lãnh hải và không phận, như những gì đã được tuyên bố trong phán quyết về Biển Đông ngày 12-7-2016, một phán quyết vốn dĩ là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc đối với tất cả các bên tranh chấp. Tuy nhiên, theo công hàm của Nhật, Trung Quốc đã "không công nhận phán quyết, và đã khẳng định họ có 'chủ quyền' trên biển và trên không xung quanh và phía trên những thực thể được xác định là bãi cạn lúc chìm lúc nổi này".

Quy hoạch trái phép của Trung Quốc đối với đá Vành Khăn. Ảnh: Tianya

Quy hoạch trái phép của Trung Quốc đối với đá Vành Khăn. Ảnh: Tianya

Phía Nhật Bản cũng nêu thực tế rằng "Trung Quốc cũng phản đối máy bay Nhật Bản tại khu vực xung quanh đá Vành Khăn, đồng thời cố gắng hạn chế tự do trên không ở Biển Đông". Đá Vành Khăn là một bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong số các đá trên Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng rồi tiến hành bồi lấp trái phép. "Trung Quốc đã không chấp nhận phán quyết và khẳng định họ có 'chủ quyền' trên biển và trên không xung quanh và phía trên những thực thể được xác định là bãi cạn nửa nổi nửa chìm này", công hàm của Nhật Bản cho biết.

Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, thế nhưng trong năm 2020 vừa qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang hoạt động quân sự hóa Biển Đông. Trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc, hàng loạt các quốc gia có động thái phản đổi mạnh mẽ nước này.

Cụ thể, vào ngày 16/9/2020, Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản bác lại 7 công hàm của Trung Quốc. Công hàm chung của ba nước châu Âu này nhấn mạnh các yêu sách đường cơ sở thẳng, 'quyền lịch sử' Trung Quốc đưa ra là vô lý nếu căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Tới ngày 18/9/2020, Trung Quốc gửi một công hàm mới CML/63/2020 đáp trả công hàm chung của Anh, Pháp, và Đức nêu trên.

Tất cả các công hàm được nhiều bên gửi Liên Hiệp Quốc đều có giá trị thể hiện lập trường, tuyên bố của họ về vấn đề liên quan, trong trường hợp này là Biển Đông. Đây là một thủ tục nhằm để lại "dấu pháp lý" cho việc giải quyết tranh chấp cũng như lưu dấu quan điểm sau này.

Cũng trong năm 2020, Philippines, Malaysia, Indonesia đồng loạt gửi công hàm ngoại giao lên Liên hợp quốc, phản đối yêu sách đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, các nước có lợi ích ở Biển Đông như Mỹ và Australia cũng gửi công hàm bác bỏ yêu sách Biển Đông của Bắc Kinh. 

Về phần mình, Việt Nam liên tục đưa ra các tuyên bố gay gắt chỉ trích các hành vi phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển này như tập trận trái pháp, dựng trạm nghiên cứu Trường Sa... Theo khẳng định của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, mọi hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu không có sự cho phép của Việt Nam, là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và không có giá trị pháp lý. 

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hủy bỏ và chấm dứt việc tổ chức các chuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cũng như các hành động có thể gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình, đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định hợp tác ở Biển Đông, cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc về Ứng xử của các bên ở trên Biển Đông (COC) và quan hệ hai nước. 

Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến công hàm ở Biển Đông: Nhật Bản phản đối lập trường ngang ngược của Trung Quốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713856178 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713856178 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10