Cuộc chiến Nga - Ukraine: "Đô tranh, Rúp đấu"

NHẬT QUANG 10/06/2022 05:00

Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến đồng Rúp đang tăng cả về giá trị lẫn tỉ giá so với đồng USD, thách thức vị thế của đồng USD trên toàn cầu.

>>Sắp thất bại ở Severodonetsk, vì sao Ukraine vẫn cố bảo vệ thành phố này?

Đồng rúp tăng mạnh so với USD. Ảnh: Reuters

Đồng Rúp tăng mạnh so với USD.

Tình hình chiến sự giữa Nga - Ukraine đang diễn biến ngày càng ác liệt, phức tạp. Nga tiếp tục tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa vào Thủ đô Kiev, ngăn chặn, phá hủy các vũ khí, khí tài do Mỹ - EU viện trợ cho Ukraine.

Khu vực phía đông Nga tiếp tục tiến đánh các thành phố có vị trí chiến lược của khu vực Donbass, giao tranh dữ dội xảy ra với đủ loại pháo binh, tên lửa, xe tăng, bộ binh, máy bay…

Nga không hề có sự sụp đổ về kinh tế - chính trị, bạo loạn trong nước, mà vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt. Đồng Rúp thì tăng cả về giá trị lẫn tỉ giá so với đồng USD, chính thức thách thức vị thế của đồng USD trên toàn cầu.

Thực chất đây là cuộc chiến giữa Nga với Mỹ - EU mà Ukraine là chiến trường. Ai cũng biết chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô. Mỹ trở thành bá chủ thế giới với hai sức mạnh: cứng là quân sự, mềm là đồng USD xanh. Còn bây giờ Nga trỗi dậy phá bỏ thế đơn cực thống trị thế giới của Mỹ với sức mạnh quân sự của mình.

Ngược dòng lịch sử vào thập kỷ 70, Mỹ chuyển đổi giá trị đồng USD từ “bản vị vàng” sang "Petrodollars” khi gặp nguy cơ bị các nước dùng USD dư thừa lấy lại vàng gửi tại Mỹ, làm suy giảm vị thế, uy tín của Mỹ trên thế giới.

Từ tháng 10 năm 1973, Mỹ bắt OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) thực hiện mọi giao dịch dầu lửa đều phải dùng USD để thanh khoản. Đồng USD gắn chặt với nhiêu liệu thiết yếu khống chế kinh tế thế giới, vì các nước đều phải dùng dầu mỏ để duy trì, phát triển đất nước.

Điều này đồng nghĩa các nước phụ thuộc vào đồng USD, thành một dạng thuộc địa cho Mỹ khai thác. Do vậy bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng đến vị thế của đồng USD là Mỹ ra đòn.

Mỹ tấn công Iraq với chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991 không phải để cướp dầu của Iraq mà do Iraq "dám" chuyển tiền dự trữ quốc gia từ USD sang EURO thách thức đồng USD.

Sau đó Mỹ tiện đà “cấu đầu rút ruột” hàng loạt quốc gia khi đẩy giá dầu từ 35 USD/thùng lên trên 100 USD/thùng. Giá dầu tăng thì cần thêm USD để mua. Muốn có USD thì phải giao thương với Mỹ, bán hàng tốt, giá rẻ, cho nợ dài hạn để đổi lấy USD còn Mỹ thì ung dung in tiền và hưởng lợi.

EU với đứng đầu là nước Đức không phải lúc nào cũng nhẫn nhịn chịu làm con rối của Mỹ. Nỗi đau vì thua cuộc trong chiến tranh thế giới thứ hai vẫn gặm nhấm trong lòng người Đức, người luôn cho mình là tộc người thượng đẳng.

>>Donbass- “vật tế thần” trong chiến sự Nga - Ukraine?

>>Chiến sự Ukraine và thử thách tình bạn Nga - Trung

>>Rủi ro khó lường nếu chiến sự Nga - Ukraine kéo dài

Donbass bị tàn phá nặng

Donbass bị tàn phá nặng nề dưới sức ép bom đạn của Nga. Ảnh: Aljazeera.

Nếu EU tiến sát bắt tay với Nga, kết hợp với nhau, đồng tiền chung châu Âu EURO, đồng Rúp kết hợp thì Mỹ thành kẻ chầu rìa. Trong khi Viktor Yanukovych - Tổng thống Ukraine không ngoan ngoãn thần phục Mỹ. Nền kinh tế châu Âu đi lên với xu hướng thoát Mỹ, thì tất nhiên Mỹ không ngồi nhìn.

Dưới bàn tay ma thuật cùng tờ USD của ai đó, biểu tình “Cách mạng màu” bùng nổ ở Ukraine, dân chúng chiếm đóng Quảng trường Độc lập. Tổng thống đương thời Viktor Yanukovych phải từ chức, tháo chạy sang Nga. Đó cũng là lời răn đe Nga cảnh cáo những ai có ý định thoát Mỹ, thoát đồng USD.

Trung Hoa sau thời gian ẩn mình chấp nhận làm công xưởng của thế giới, tích lũy tư bản đủ mạnh cũng muốn vùng lên, thoát khỏi đồng USD. Lập tức biểu tình ở Hồng Kong, tranh chấp ở đảo Điếu Ngư và bãi cạn Scarborough (Trung - Phi), sự kiện giàn khoan 981 với Việt Nam nổi lên ầm ĩ một thời.

Liệu có phải là ngẫu nhiên trùng hợp? Hỏi tức là đã trả lời. Không nghe Mỹ là có chuyện. Ví như Nhật Bản vừa mua lô vaccine Astra Zeneca lại phải vội vàng đem cho, vì Astra không phải hàng Mỹ, phải mua ngay Modena, Pfizer về tiêm rồi trả tiền cho Mỹ.

Bây giờ Nga đang giao dịch bán dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, nguyên vật liệu cơ bản, kim loại quý… thu về bằng đồng Rúp có cả ý đồ kết hợp với đồng Nhân dân tệ lập ra hệ thống thanh toán riêng thoát ly đồng USD.

Mỹ - EU càng cấm vận thì đồng Rúp càng mạnh lên và khi “trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi”. Trung Quốc âm thầm lợi dụng tình thế ngấm ngầm tích lũy, vươn lên. Chính sách “Zero Covid” không hẳn là cực đoan mà có thể là mưu đồ để thấy thế giới cần Trung Hoa như thế nào, khi nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là điện tử và xe hơi đang thiếu hụt nghiêm trọng phụ kiện đến từ Trung Hoa, nhiều nhà máy lắp ráp đã phải đóng cửa vì thiếu nguyên vật liệu, phụ kiện.

Mỹ - EU vẫn tiếp tế vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Ukraine với mong muốn kéo dài cuộc chiến làm suy yếu Nga, đánh sập Nga, không cho đồng Rúp có cơ hội “Rúp tranh, Đô đấu”.

Thực tế chiến trường cho thấy cách duy nhất chấm dứt chiến tranh, là Ukrainre chấp nhận các điều kiện của Nga. Ngồi vào bàn đàm phán ký kết các hiệp định hòa bình, hợp tình hợp lý giữa các bên. Còn cứ “cố đấm ăn xôi” thì chỉ đẩy con em, dân chúng vào đường chết. Mà chiến tranh “phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

Tiếp tục chiến tranh thì không chỉ Nga - Ukraine, mà thế giới cũng bị ảnh hưởng, bất ổn khôn lường.

Có thể bạn quan tâm

  • Sắp thất bại ở Severodonetsk, vì sao Ukraine vẫn cố bảo vệ thành phố này?

    03:27, 09/06/2022

  • Donbass- “vật tế thần” trong chiến sự Nga - Ukraine?

    05:10, 08/06/2022

  • Khu dân cư Severodonetsk bị Nga kiểm soát, Ukraine sẽ sớm mất Donbass?

    04:30, 08/06/2022

  • Chiến sự Ukraine và thử thách tình bạn Nga - Trung

    05:14, 07/06/2022

  • Severodonetsk sắp thất thủ, Nga nhắm mục tiêu nào tiếp theo ở Ukraine?

    05:10, 06/06/2022

  • Rủi ro khó lường nếu chiến sự Nga - Ukraine kéo dài

    04:30, 06/06/2022

  • Kết cục chiến sự Nga - Ukraine sẽ ra sao?

    05:10, 05/06/2022

  • Nga-Ukraine tiếp tục bế tắc đàm phán

    03:27, 05/06/2022

  • Bức tranh hiện thực về cuộc chiến Nga - Ukraine

    04:00, 04/06/2022

  • Không nhượng bộ nhau, chiến sự Nga- Ukraine sẽ có kết cục ra sao?

    05:10, 02/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cuộc chiến Nga - Ukraine: "Đô tranh, Rúp đấu"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO