Cuộc chiến Nga - Ukraine: Gió đã đổi chiều?

Diendandoanhnghiep.vn Gần đây phía Ukraine tổ chức phản công giành lại quyền kiểm soát các khu vực thuộc miền Đông.

Trong số đó có các thành phố chiến lược Kupiansk và Izium, thị trấn Lyman và Lysichansk, Volchansk... cùng hàng chục khu định cư thuộc Donbass.

>> Ai hưởng lợi từ cuộc chiến Nga - Ukraine?

Pháo Nga lên nòng trên chiến trường Ukraine (ảnh: RT)

Pháo Nga lên nòng trên chiến trường Ukraine. Ảnh: RT

Điều đặc biệt là quân Nga bỏ các vị trí đóng giữ, rút lui rất nhanh chứ không tổ chức phòng thủ, hay sử dụng vũ khí hạng nặng, không quân ngăn cản.

Liệu có phải đến lúc gió đổi chiều?

Phía Ukraine với vũ khí hiện đại được Mỹ - Phương Tây trang bị liệu đang phát huy hiệu quả đánh lui quân Nga dễ dàng?

Chưa chắc đã là như vậy, bởi nếu như quân Nga dễ dàng bị đánh bại như vậy thì Mỹ - Phương Tây không đợi đến bây giờ mới phản công mà tiêu diệt xẻ tung nước Nga ra từ rất lâu rồi.

Trong chiến tranh, rút lui mà bảo toàn lực lượng là điều cực khó. Từ thượng cổ, khi lui binh viên tướng giỏi nhất bao giờ cũng có nhiệm vụ đi sau cùng “đoạn hậu” bảo vệ cho đoàn quân khỏi thiệt hại do bị truy kích. Khi tiến đánh đối thủ ở trước mặt hoàn toàn có thể chủ động cho mọi hành động, nhưng khi rút thì khác, đối thủ ở phía sau lưng, rất dễ bị rối loạn, tan rã toàn bộ quân lực khi bị đòn tấn công tập hậu rơi vào thế “binh bại như núi lở”.

Thật khó đoán Tổng thống Nga Putin mưu tính việc gì khi quân chủ lực Nga ở khu vực này biến mất như tàng hình. Nhiệm vụ phòng thủ phần lớn do lực lượng tại chỗ như dân quân, quân địa phương, nên việc thất thủ trước lực lượng hùng hậu của Ukraine là điều dễ hiểu, trong đội hình có cả lính đánh thuê thiện chiến.

Ai dám coi thường chủ quan trước sức mạnh của vũ khí Mỹ - Phương Tây, nhất là các vũ khí lợi hại như máy bay không người lái (UAV) giám sát Scan Eagle, tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM) tích hợp radar... pháo phản lực HIMARS người đó phải trả giá rất đắt. Về khoa học quân sự, đặc biệt về vũ khí thì Mỹ - Phương Tây là những con hổ thực sự, cộng thêm hệ thống vệ tinh do thám, định vị, dẫn đường siêu hiện đại.

Thay vào tổ chức giành lại các khu vực có tính trọng yếu về hậu cần, phía Nga tổ chức người dân Nga di tản vào sâu khu vực họ kiểm soát, đồng thời dùng vũ khí chính xác cao như tên lửa Kalibr tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Cụ thể là các nhà máy điện Kharcop 5, nhà máy Zmiepskoi ở tỉnh Kharcop, nhà máy nhiệt điện Pavlogratskoi - 3 tỉnh Dnepropetrovsk, nhà máy nhiệt điện Kremenchuk tỉnh Poltava. 

Các nhà máy điện tại Ukraine đều xây dựng và vận hành từ thời Liên Xô, do vậy khi bị phá hủy đều không có khả năng phục hồi, làm nhiều vùng bị cắt điện, mất nước, cắt mạng Internet.

Mục đích của Nga nhằm đưa quân đội Ukraine ở các khu vực vừa tiến chiếm được vào tình thế khó khăn khi mất điện, nước…, cũng như triệt tiêu khả năng vận chuyển quân, vũ khí bằng tàu điện trên toàn Ukraine.

Đồng thời, chứng minh khả năng Nga không cần phải pháo kích vào nhà máy điện nào hết như phía Ukraine cáo buộc. Khi cần, chỉ vài quả tên lửa là đủ xóa sổ nhà máy và lưới điện của Ukraine. Thiếu điện không có nguồn sạc cho UAV, tên lửa chống tăng Javelin… sẽ gây tê liệt rất nhiều hành động quân sự.

>> Lao vào cuộc chiến tiêu hao, Nga hay Ukraine chịu buông súng?

>> Chiến sự Nga- Ukraine: 4 viễn cảnh đáng sợ

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Diễn tiến chậm lại từ hai phía

Quân đội Ukraine ở Kharkiv (ảnh: CNN)

Quân đội Ukraine ở Kharkiv. Ảnh: CNN

Cần chờ đợi thêm, theo dõi các hành động tiếp theo của cả hai phía khi mùa đông đang đến gần. Nga tiếp tục dùng năng lượng làm vũ khí, khi biết rõ về năng lượng Nga như người khổng lồ còn châu Âu là các chú lùn. Nga chờ đợi sự phát sinh mâu thuẫn trong nội tại châu Âu do thiếu hụt năng lượng, chờ đợi làn sóng biểu tình của người dân châu Âu đang có xu hướng bùng nổ do việc thanh toán các hóa đơn điện, gas cao chót vót. Chờ đợi cơ hội bất ổn của đối thủ để thu lợi cho mình. Phía Ukraine nhờ thành công của chiến dịch này sẽ dễ dàng hơn trong việc yêu cầu Mỹ - Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí, trang thiết bị quân sự đối đầu với Nga.

“Đường dài mới biết ngựa hay”. Cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ - Phương Tây tại chiến trường Ukraine còn nhiều cam go khốc liệt khi hai bên tiếp tục tung đòn mới nhằm triệt hạ nhau. Cho dù Mỹ - Phương Tây vẫn khôn ngoan giữ “làn ranh đỏ” kìm chế để Nga không thể sử dụng vũ khí hạt nhân, vẫn dùng chiến thuật tiêu hao nhằm làm Nga dần dần suy yếu, kiệt quệ. Phía Nga vẫn chưa bung hết lực lượng và sức mạnh khi vẫn tổ chức tập trận quy mô lớn Vostok - 2022 với hơn 50 ngàn quân, hơn 5 ngàn vũ khí và thiết bị quân sự, hàng trăm máy bay, tàu thuyền tham gia. Các máy bay ném bom chiến lược TU – 160 Thiên Nga Trắng vẫn chưa xuất kích để ngăn cản quân đội Ukraine.

Gió đã đổi chiều hay mọi thứ vẫn nằm trong vòng bí ẩn với câu nói nửa vời của Tổng thống Nga Putin: “Nga chưa thực sự bắt đầu nghiêm túc tại Ukraine”.

Cá nhân người viết không đồng tình với việc tấn công các nhà máy điện vì điều này gây khó khăn trực tiếp đến cuộc sống người dân. Quyết định gây chiến tranh là các quyết định không đơn giản để cho mọi người đều hiểu. Điều đó thuộc về giới chính trị gia tinh hoa những người luôn coi “Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn’’, đặc biệt là các nước lớn.

Điều đáng buồn là hy vọng về đàm phán hòa bình cứ bị bay tung lên theo khói lửa chiến tranh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến Nga - Ukraine: Gió đã đổi chiều? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713997985 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713997985 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10