“Cuộc chiến” ngành chip (Kỳ I): Bước đi táo bạo của Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Tổng thống Mỹ vừa ký ban hành đạo luật mới cho phép đầu tư 52 tỷ USD cho công nghệ bán dẫn với mục tiêu cạnh tranh với Trung Quốc.

 Tổng thống Biden ký ban hành đạo luật mới cho phép đầu tư 52 tỷ USD cho công nghệ bán dẫn. Ảnh: Bloomberg.

Tổng thống Biden ký ban hành đạo luật mới cho phép đầu tư 52 tỷ USD cho công nghệ bán dẫn. Ảnh: Bloomberg.

>> Trung Quốc khó thoát phụ thuộc chip của Đài Loan

Theo Hiệp hội Ngành công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA), đến nay, tỷ trọng của Mỹ trong tổng sản lượng bán dẫn toàn cầu đã giảm từ 37% xuống còn 12%. Đây có thể là lý do Mỹ ban hành đạo luật nói trên.

Hồi hương công nghệ bán dẫn

Chip đóng là “bộ não” của mọi tiến trình kinh tế công nghệ. Dù chip ra đời từ Mỹ, nhưng đến khi Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới”, việc sản xuất, gia công chip phần lớn nằm ở Trung Quốc.

Có hàng chục nguyên tố hóa học để tạo ra chất bán dẫn, trong đó “đất hiếm” là thành phần không thể thiếu. Tại Trung Quốc, tài nguyên này có trữ lượng khoảng 120 triệu tấn, trong đó có khoảng 44 triệu tấn đã được phát hiện, khai thác. Trung Quốc đã dùng “đất hiếm” như vũ khí chiến lược, đe dọa sức mạnh vô song của Mỹ.

Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết này, Mỹ, Nhật Bản và đồng minh châu Âu đã thiết kế lại ngành bán dẫn, tạo ra chuỗi cung ứng công nghệ mới “ngăn ngừa hiểm họa Trung Quốc.

Đạo luật trên chỉ là một trong rất nhiều công việc đang gấp rút được triển khai nhằm chuyển toàn bộ quá trình sản xuất, gia công chip ra khỏi Trung Quốc. Dĩ nhiên, cái đích cuối của Mỹ và phương Tây là ngăn chặn khả năng trỗi dậy của “con rồng” châu Á.

>> TSMC và cuộc cạnh tranh chip Mỹ- Trung

Phân cực hệ thống công nghệ

Khi chuỗi cung ứng toàn cầu thông suốt, mọi chi tiết có thể hỗ trợ, thay thế nhau trong một hệ thống. Ví như linh liện do Trung Quốc sản xuất có thể thay thế cho bất cứ hệ thống công nghệ nào được quy chuẩn phổ biến và ngược lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trong tương lai, công nghệ Mỹ- Trung, Đông- Tây sẽ được chia thành hai tiêu chuẩn không thể ăn nhập nhau. Dĩ nhiên, chip do Mỹ sản xuất không thể sử dụng cho hệ thống công nghệ Trung Quốc.

Thực tế trên dẫn đến hệ quả nghiêm trọng cho các nước không tự chủ công nghệ nguồn. Do đó, khi trang bị chip cho các thiết bị công nghệ, phải “chọn phe” ngay từ đầu, chỉ có thể là Mỹ hoặc Trung Quốc. Điều này gây ra vấn đề hóc búa trong quan hệ ngoại giao, chính trị. Rất khó duy trì trạng thái “quan hệ tốt” với bên kia nhưng sử dụng công nghệ bên này.

Sự phân cực, chia phe trong công nghệ ắt xảy ra viễn cảnh cuộc chiến khốc liệt trong ngành chip. Bên nào nhiều đồng minh, giàu tài nguyên khoáng sản, dồi dào chất xám, sẽ chiến thắng. Bên thua cuộc sẽ bị loại trừ khỏi cuộc chơi.

Các chuyên gia cho rằng Mỹ đang có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc trong ngành chip. Nếu bị Mỹ cấm xuất khẩu phần mềm thiết kế chip EDA, cả ngành chip Trung Quốc sẽ không thể sản xuất các loại chip nhỏ hơn 5 nanomet.

Kỳ II: Cơ hội trong cấu trúc mới

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Cuộc chiến” ngành chip (Kỳ I): Bước đi táo bạo của Mỹ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713594687 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713594687 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10