Một động thái "chơi lớn" được kỳ vọng sẽ giảm sự phụ thuộc nguồn cung về chip của Trung Quốc khi nước này đầu tư mạnh mẽ vào SMIC.
SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đã cho biết rằng họ sẽ huy động ít nhất 6,6 tỷ đô la tại sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Con số có thể sẽ lên đến 7,5 tỷ USD nếu công ty này thực hiện "tùy chọn phân bổ vượt mức" và phát hành thêm cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư.
SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, với doanh thu 22 tỷ nhân dân tệ (3,1 tỷ USD) vào năm 2019. Bên cạnh đó, theo IC Insights, SMIC là nhà sản xuất chip độc lập lớn thứ tư trên thế giới về doanh số trong năm 2018, sau Công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan(TSMC), GlobalFoundries và United Microelect Electronic Corporation.
Tuy nhiên, nếu xếp hạng chung với tất cả các nhà cung cấp chất bán dẫn - bao gồm cả những “gã khổng lồ” như Intel và Samsung - công ty của Trung Quốc này thậm chí không nằm trong top 10 thế giới.
Trên lý thuyết, SMIC muốn sử dụng tiền để đầu tư vào công nghệ và bắt kịp các đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Với phần lớn cổ đông là các công ty nhà nước của Trung Quốc, thời điểm ban đầu, SMIC cho rằng có thể tận dụng vốn tại thị trường chứng khoán New York nhưng sau đó đã phải “hồi hương” do khối lượng giao dịch rất thấp.
Một khoảng cách “mênh mông”
Phần lớn nguồn cung cấp chipset của Trung Quốc đến từ các công ty nước ngoài, nơi cung cấp cho tất cả mọi thứ từ điện thoại thông minh và máy tính cho đến các thiết bị viễn thông. Năm ngoái, nước này đã nhập khẩu chip trị giá 306 tỷ USD, tương đương 15% giá trị tổng kim ngạch nhập khẩu toàn quốc, theo thống kê của chính phủ Trung Quốc.
Bắc Kinh đã cam kết sẽ “cải tiến công nghệ” sản xuất chip và sẽ trở thành “một nước dẫn đầu” về công nghệ vào năm 2030. Thông qua sáng kiến Made in China 2025, nước này đang cố gắng cạnh tranh với Mỹ trong việc phát triển các công nghệ của tương lai. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng, SMIC vẫn còn một chặng đường dài để trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu.
"SMIC hiện tại chậm hơn TSMC về công nghệ khoảng năm năm và chúng tôi tin rằng khoảng cách sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong năm năm tới", các nhà phân tích của Citi cho biết.
Các nhà phân tích từ Jefferies cũng cho rằng, TSMC và Samsung, hiện tại sản xuất được các loại chipset nhỏ có thể đóng gói "đa công nghệ" vào một không gian cực nhỏ. Và SMIC cũng phải thừa nhận rằng họ đang cần phải mất thời gian rất nhiều để “thu hẹp khoảng cách” với các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Vướng mắc tiếp tục là … Huawei?
Nhà sản xuất chip của Trung Quốc này cũng đang phải đối mặt với rủi ro khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang ở mọi lĩnh vực, từ an ninh quốc gia và thương mại cho đến công nghệ.
Trên thực tế, SMIC sử dụng phần mềm và thiết bị do Mỹ sản xuất để tạo ra chip của mình, sau đó cung cấp cho các công ty khác, bao gồm cả công ty công nghệ Trung Quốc Huawei. Khi Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một quy tắc “hạn chế các công ty xuất khẩu chipset máy tính và các thành phần quan trọng khác cho Huawei”, nếu các công ty đó sử dụng thiết bị của Mỹ để sản xuất chúng.
Theo quan điểm của các nhà phân tích tại Jefferies, SMIC chắc chắn sẽ bị ràng buộc bởi “bộ quy tắc mới” này của Hoa Kỳ để có được giấy phép sản xuất chipset cho Huawei. Nếu SMIC không tuân thủ quy tắc mới, rất có thể họ sẽ bị cắt khỏi nguồn cung tiếp theo của thiết bị bán Mỹ và truy cập vào phần mềm của Mỹ. Và mới đây, nhà sản xuất chip của Trung Quốc này đã lên tiếng rằng, các hạn chế công nghệ của Mỹ có thể tạo ra những trở ngại lớn cho họ.
Có thể bạn quan tâm