Các chuyên gia cho rằng khu vực phía Đông TP Hà Nội sở hữu nhiều lợi thế từ định hướng quy hoạch cũng như hạ tầng giao thông, đặc biệt là với đồ án quy hoạch sông Hồng dự kiến xây thêm 6 cây cầu.
>>Nhà ở giá rẻ "phá băng" thị trường bất động sản
Chia sẻ tại Hội nghị: “Đô thị mới đang được hình thành phía Đông TP. Hà Nội, có thực sự tạo hấp lực cho thị trường bất động sản?”, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, trong vòng 5 năm qua, thị trường bất động sản khu vực phía Đông đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Ông Đính cho biết, các dự án đại đô thị chú trọng cảnh quan, môi trường sống gắn liền với tiện ích của cư dân cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng góp phần tạo nên một diện mạo mới, tạo ra sự sôi động cho thị trường bất động sản khu vực phía Đông Thủ đô.
Theo báo cáo của Tổ công tác thị trường VARS, trước đây, giai đoạn từ năm 2008-2018, khi nói đến thị trường BĐS Hà Nội, nhà đầu tư chỉ nhắc đến khu vực phía Tây và Bắc thành phố. Trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường BĐS khu vực phía Đông Hà Nội chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ với hàng loạt các dự án đại đô thị “all in one" đẳng cấp cùng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Trước năm 2020, lực cầu chủ yếu là cầu đầu tư thì từ năm 2020 xuất hiện nhiều hơn đối tượng khách hàng mua để ở. Theo báo cáo, khu vực phía Đông Hà Nội có diện tích tự nhiên khoảng 249km2, quy mô dân số 758 nghìn người.
Cũng theo báo cáo của VARs, năm 2022, tổng nguồn cung BĐS từ khu vực phía Đông Hà Nội gấp đôi khu vực phía Tây, và gấp 5 lần các khu vực còn lại. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2023, khu vực phía Đông Hà Nội ghi nhận 7 dự án mở bán mới, cung cấp ra thị trường hơn 2150 sản phẩm
Tính đến hết quý 1/2023, khu vực phía Đông Hà Nội đã cung cấp cho thị trường hơn 77.000 sản phẩm bất động sản. Trong năm 2022, khu vực phía Đông Hà Nội ghi nhận khoảng 11,500 sản phẩm mở bán mới, đứng đầu về nguồn cung căn hộ và sản phẩm thấp tầng, chiếm lần lượt khoảng 60% và 80% tổng nguồn cung đang hiện hữu tại thị trường bất động sản Hà Nội và Văn Giang (Hưng Yên).
Đáng chú ý, khu vực cũng sở hữu tầm nhìn quy hoạch với hệ thống hạ tầng kết nối mạnh mẽ. Vừa qua, huyện Gia Lâm đã trình phương án lên quận, kinh tế quận Long Biên duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tốc tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ở mức cao (từ 15-21%/năm).
Ở lân cận, quy hoạch đô thị Văn Giang cũng đang được định hướng trung tâm kinh tế (dịch vụ, thương mại, công nghiệp và phát triển nhà ở), văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo của khu vực.
Đồng thời là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Theo Đề án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, khu Đông sẽ hưởng lợi khi có 6 cây cầu mới bắc qua sông Hồng, nối 2 bờ thành phố là các cầu Hồng Hà, Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Mễ Sở. Tăng kết nối, rút ngắn thời gian di chuyển, góp phần giải tỏa áp lực mật độ cho khu vực trung tâm Hà Nội.
Ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch VARs nhận định, ở đâu có sự đầu tư bài bản về hạ tầng giao thông, tư duy phát triển hiện đại, quỹ đất còn dồi dào thì ở đó sẽ thu hút sự phát triển của các nhà đầu tư và khu Đông chính là khu vực có những lợi thế đó.
Đồng quan điểm, bà Vũ Hà Thu - Phó Tổng giám đốc Newstarland cho biết, hiện nay, người dân không còn quan trọng khoảng cách bao xa mà người dân quan trọng di chuyển bao lâu. Vì vậy, dù là vùng ven Thủ đô nhưng được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng thì người dân vẫn sẽ đổ về sinh sống đơn cử như các quận, huyện phía Đông Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
DKRA GRoup: Bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận kỳ vọng gỡ vướng chính sách
15:11, 14/07/2023
Nhà đầu tư bất động sản săn tìm dự án tiềm năng ven đường vành đai 3 TP.HCM
10:33, 14/07/2023
Bất động sản Tây Nguyên ghi nhận những tín hiệu tích cực
08:59, 14/07/2023
Nhà ở giá rẻ "phá băng" thị trường bất động sản
04:00, 14/07/2023