Cuộc "phiêu lưu" của cao su Phước Hòa

Khánh Hà 19/11/2019 00:00

Lộ rõ ý định chuyển hướng sang kinh doanh khu công nghiệp, cơ hội đổi vận đang hiển hiện với CTCP Cao su Phước Hòa nhưng cũng có rủi ro “sa lầy” trong ngành nghề mới.

Từ một doanh nghiệp chuyên về sản xuất cao su từ năm 2018, CTCP Cao su Phước Hòa (mã chứng khoán: PHR) đang dần chuyển đổi để trở thành một thế lực mới trong ngành bất động sản khu công nghiệp. Cách để công ty chuyển đổi mô hình chính là việc thu hẹp diện tích trồng cây cao su.

Từ “ông lớn” cao su thành “đại gia” bất động sản nhờ đất rừng

Theo thông tin trên Vietnamnet, Cao su Phước Hòa đang quản lý hơn 15.000 ha cao su tại Việt Nam và hơn 7.000 ha cao su tại Campuchia. Tuy nhiên, với định hướng phát triển lâu dài của tỉnh Bình Dương, Cao su Phước Hòa sẽ lần lượt chuyển đổi công năng các vườn cây cao su của mình thành các dự án khác trong thời gian tới.

Quy hoạch giai đoạn 2021-2025, diện tích thu hoạch cao su của công ty tại Việt Nam sẽ giảm xuống chỉ còn 5.000 ha, đồng nghĩa với việc 10.000 ha cao su còn lại sẽ được chuyển đổi công năng.

Như vậy, mảng sản xuất cao su của Cao su Phước Hòa sẽ tập trung chủ yếu tại Campuchia, nơi có dự án khai thác từ năm 2009 nhưng công ty cũng mới chỉ đang thu hoạch 5.775 ha trên tổng số 7.764 ha cao su ở Kampongthom.

Hơn 10.000ha đất rừng cao su do PHR quản lý sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Hơn 10.000ha đất rừng cao su do PHR quản lý sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đối với số đất chuyển đổi công năng trong nước, một nửa sẽ được quy hoạch trở thành khu công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Dương. Với 10.000 ha này, sẽ có 5 khu công nghiệp được hình thành, bao gồm:

KCN Nam Tân Uyên mở rộng (quản lý bởi CTCP KCN Nam Tân Uyên): Khoảng 346 ha sẽ được bàn giao để mở rộng KCN Nam Tân Uyên hiện hữu. Hiện PHR đang sở hữu 32,85% vốn tại CTCP KCN Nam Tân Uyên;

Ngoài khu công nghiệp trên, khoảng 691 ha cũng sẽ được PHR bàn giao cho VSIP để làm KCN VSIP III. PHR cũng dự kiến đóng góp 20% vốn điều lệ vào dự án này.

Khoảng 400 ha tiếp theo sẽ được quy hoạch cho KCN Tân Lập với mục đích thu hút các doanh nghiệp gỗ về tỉnh Bình Dương. Đối với dự án này, PHR sẽ nắm giữ 51%, 49% còn lại được chia cho các đối tác khác, trong đó có một đối tác chuyên làm về gỗ là Kaiser. Dự kiến 200 ha đầu tiên sẽ bắt đầu được cho thuê vào năm 2020 và 200 ha còn lại đang xin phê duyệt vào quy hoạch KCN giai đoạn 2021-2025;

Với việc khu Tân Bình hiện hữu gần như được lấp đầy trong năm nay, PHR đã xin chủ trương làm khu mở rộng với quy mô khoảng 1.500 ha cho giai đoạn 2021-2025. Hiện PHR đang sở hữu 80% tại CTCP KCN Tân Bình. Ngoài ra, khoảng 600ha đất rừng cũng sẽ được chuyển đổi làm KCN Lai Hưng.

Vietnamnet cũng thông tin, hiện giá thuê đất tại các KCN khu vực này giao động từ 60-90 USD/m2. Đối với chuyển nhượng đất làm KCN, PHR sẽ lần lượt bàn giao 346 ha đất cho Nam Tân Uyên với giá 2,5 tỷ đồng/ha và 691 ha đất cho VSIP với mức giá tối thiểu là 2,5 tỷ đồng/ha. Trong đó 1,3 tỷ đồng/ha sẽ được giao trước trong khi phần còn lại sẽ phụ thuộc vào tiến độ cho thuê của KCN VSIP III nhưng không thấp hơn 1,2 tỷ đồng/ha.

Đối với việc thanh lý vườn cây, theo tính toán của CTCK Rồng Việt, PHR có thể sẽ ghi nhận lợi nhuận từ thanh lý 1.000 ha vườn cây già trong năm 2019 và 1.000 ha (gồm 500 vườn cây già và phần còn lại đến từ việc giải tỏa mặt bằng để bàn giao đất cho Nam Tân Uyên và VSIP) trong năm 2020. Với giá thanh lý khoảng 250 triệu đồng/ha ở thời điểm hiện tại, PHR có thể ghi nhận 500 tỷ đồng từ thanh lý vườn cây cho giai đoạn 2019-2020.

Tổng cộng PHR sẽ có thêm 2.263 tỷ đồng từ thanh lý vườn cây và KCN trong giai đoạn 2019-2020.

Kỳ vọng đổi vận

Báo cáo tài chính quý III/2019 cho thấy Cao su Phước Hòa đang có dòng tiền khá lớn, thể hiện các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tại thời điểm ngày 30/9/2019 là 896 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với đầu năm 2019. Phần lớn số tiền này là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, với giá trị 894 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn có 442 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ở dạng đầu tư dài hạn. Tổng cả 2 khoản này lên tới 1.336 tỷ đồng.

Trả lời trên Báo Đầu tư, ông Trần Hoàng Giang, Chánh văn phòng HĐQT Công ty Cao su Phước Hòa cho biết, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chủ yếu là khoản thu tiền trước tại Khu công nghiệp Tân Bình. Khoản tiền này sẽ được sử dụng đầu tư hạ tầng tại Khu công nghiệp Tân Bình, nộp thuế và sang năm 2020 sẽ đầu tư giai đoạn II mở rộng Khu công nghiệp Tân Bình thêm 1.055 ha.

Phước Hòa là một trong các cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình với tổng vốn đầu tư hơn 830 tỷ đồng, vốn điều lệ là 160 tỷ đồng. Cổ đông còn lại là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) và các cổ đông khác. Giai đoạn I có tổng diện tích 352,5 ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng (phía Bắc tỉnh Bình Dương).

Có thể bạn quan tâm

  • Lợi nhuận Cao su Phước Hòa giảm mạnh do đâu?p/ 

    Lợi nhuận Cao su Phước Hòa giảm mạnh do đâu?  

    04:30, 14/07/2019

  • Đâu là mức giá mục tiêu của cổ phiếu PHR?

    Đâu là mức giá mục tiêu của cổ phiếu PHR?

    06:31, 03/10/2019

  • Nhờ đâu lợi nhuận quý 3 của công ty mẹ PHR tăng 82%?

    Nhờ đâu lợi nhuận quý 3 của công ty mẹ PHR tăng 82%?

    04:26, 10/10/2018

  • Không chỉ là cao su, dòng tiền của PHR tìm thêm từ đâu?

    Không chỉ là cao su, dòng tiền của PHR tìm thêm từ đâu?

    05:41, 04/06/2017

Khu công nghiệp Tân Bình hoạt động từ năm 2014, với diện tích cho thuê năm đầu tiên hơn 8 ha. Tiếp đó, trong năm 2015 và 2016, diện tích cho thuê lần lượt là 47,9 ha (đạt 159,77% kế hoạch) và 55,1 ha (đạt 110,31% kế hoạch). Năm 2017, Tân Bình cho thuê với diện tích là 43,29 ha và năm 2018 là 42,56 ha.

Khu công nghiệp Tân Bình có vẻ đang là nơi được đặt nhiều kỳ vọng đối với doanh nghiệp nghề cao su như Phước Hòa.

Vừa qua, HĐQT Cao su Phước Hòa cũng đã thống nhất phương án hợp tác đầu tư và bàn giao đất để thực hiện dự án khu công nghiệp (KCN) Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II và dự án VSIP giai đoạn III.

Ngay sau đó, HĐQT tiếp tục ban hành nghị quyết về việc thành lập công ty con để thực hiện đầu tư dự án KCN Tân Lập I (huyện Bắc Tân Uyên). Đối với dự án KCN Tân Lập I, công ty đang phối hợp cùng đối tác và đơn vị tư vấn thực hiện lập dự án đầu tư, qui hoạch, báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình Chính phủ và các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Dự này này dự kiến được triển khai từ đầu năm 2020.

Ông Giang cũng hé lộ kế hoạch 5 năm tới của Công ty với chủ trương giảm diện tích cao su và chuyển thêm một số diện tích cao su để đầu tư khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Quy mô diện tích đất cao su dự kiến chuyển đổi có thể lên tới 5.000 - 6.000 ha.

Sự lấn át của ngành nghề khác đẩy lùi vai trò của ngành cao su có thể nhìn thấy phần nào quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nguồn tiền trong 9 tháng đầu năm đến chủ yếu từ cho thuê khu công nghiệp, bởi riêng số tiền từ đầu tư tài chính (theo ông Giang là tiền thu đất cho thuê khu công nghiệp) thậm chí còn lớn hơn tổng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm (602 tỷ đồng). Số tiền trên cũng đang chiếm tỷ trọng tới 77% tổng doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2019.

Chuyển trục sang đầu tư khu công nghiệp, cơ hội đổi vận đang hiển hiện với cao su Phước Hòa, nhưng cũng không phải không có rủi ro “sa lầy” trong ngành nghề mới.

Theo giới phân tích, dư địa để phát triển bất động sản công nghiệp không quá lớn và thời gian của cầu bất động sản công nghiệp cũng không kéo dài.

TS. Lê Đăng Doanh, Sự bùng nổ về các dự án bất động sản công nghiệp trong thời gian qua cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Bởi thực tế, nhìn vào con số đầu tư các dự án công nghiệp mới trong những năm qua không có sự tăng trưởng nhiều, trong khi đây mới là nguồn cung thực sự cho phân khúc bất động sản công nghiệp. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cuộc "phiêu lưu" của cao su Phước Hòa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO