Đà điều chỉnh của cổ phiếu FPT đã dừng lại?

Diendandoanhnghiep.vn Cổ phiếu của Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) đã và đang điều chỉnh trong hơn 1 tuần qua sau khi chạm đỉnh 61.300 đồng/cp.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/11, cổ phiếu FPT đóng cửa ở mức 58.300d/cp, tăng nhẹ 1,39%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, cổ phiếu FPT đóng cửa ở mức 56.800đ/cp, giảm 2,57%.

Theo kết quả kinh doanh quý 3/2019, FPT có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 17,7% và 30,2% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận trước thuế (LNTT) từ khối công nghệ ghi nhận tăng trưởng mạnh gần 42% so với cùng kỳ; LNTT từ mảng xuất khẩu phần mềm tăng mạnh 34%... 

Chuyển đổi số đã và đang có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của FPT. Tuy các dịch vụ hỗ trợ vẫn mang tính riêng lẻ và chưa phải là một giải pháp chuyển đổi hạ tầng tổng thể, nhưng đây là hướng đi đúng đắn, bởi các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số vẫn đang chuộng các nền tảng có tên tuổi trên thị trường như FPT.

FPT đã ký các hợp đồng lớn cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho các tập đoàn hàng đầu thế giới, như Shinhan Bank, Carlberg, Tập đoàn ISE Foods, Toppan Printing... Dư địa phát triển mảng chuyển đổi số của FPT được đánh giá vẫn còn rất lớn khi chi tiêu chuyển đổi số toàn cầu được dự báo tăng trung bình 17%/năm tới năm 2021, đặc biệt ở các thị trường như Mỹ, Châu Á- Thái Bình Dương,…

Trong khi đó, mảng xuất khẩu phần mềm của FPT dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt. Cụ thể, thị trường Mỹ dự báo sẽ vẫn tiếp tục lạc quan nhờ Intellinet- một công ty tư vấn tại thị trường Mỹ. Hiện thị phần của FPT tại thị trường Mỹ còn quá nhỏ, việc mua Intellinet sẽ giúp cho tham vọng của FPT trở thành nhà cung cấp giải pháp trực tiếp cho các khách hàng lớn tại quốc gia này.

Thị trường Nhật Bản cũng được cho là sẽ duy trì mức tăng trưởng nhanh như các năm trước, do lịch sử và mối quan hệ lâu dài của FPT tại thị trường này.

Bên cạnh đó, FPT liên tục đầu tư vào các nội dung truyền hình giúp doanh thu mảng truyền hình số có sự tăng trưởng mạnh, được dự báo tăng trưởng 30-40% trong năm 2019.  

Ngoài ra, góp phần vào tăng trưởng của FPT còn phải kể đến mảng giáo dục, FPT nhận định nhu cầu cho mảng giáo dục sẽ còn tăng cao trong tương lai, doanh thu dự kiến đạt mức tăng trưởng 18% trong năm 2019. Đây cũng là nguồn đóng góp cho nhu cầu nhân sự của toàn tập đoàn này. 

Mặc dù vậy, sự thay đổi chóng mặt của thị trường công nghệ cũng khiến FPT gặp một số khó khăn, thách thức trong mảng cung cấp giải pháp và dịch vụ CNTT về phần cứng. Theo đó, các dịch vụ cung cấp giải pháp phần cứng thuộc mảng tích hợp hệ thống sẽ càng ngày càng giảm sút.

Trong khi đó, FPT Telecom cải tiến dịch vụ cho thuê máy chủ ảo thành HI GIO Cloud và cung cấp thêm các dịch vụ giải pháp đám mây cho Microsoft cho thấy một nỗ lực cải thiện doanh thu ở mảng này. Tuy nhiên, so với một sản phẩm giải pháp hệ thống toàn diện hơn cho nền tảng đám mây như platform C.Ope2n của CMC, các giải pháp của FPT mới chỉ hướng đến một quy trình hoặc vấn đề cụ thể của doanh nghiệp. Hơn nữa, nhu cầu về các mảng dịch vụ này trong nước hiện tại còn chưa nhiều, nên chưa đem lại doanh thu đáng kể cho FPT. 

Đặc biệt, về mảng xuất khẩu phần mềm, FPT Software gần như không có đối thủ trong nước, nhưng lại gặp phải cạnh tranh lớn đến từ các tập đoàn công nghệ của Ấn Độ, Trung Quốc...

Một vấn đề nữa, không chỉ FPT, mà hầu hết các doanh nghiệp công nghệ cũng phải đương đầu là sự thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, đặc biệt ngành kỹ sư phần mềm. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân sự công nghệ thông tin vào năm 2020, trong khi số nhân sự dự báo thiếu hụt khoảng 500.000 người. Điều này có tác động không nhỏ đến năng suất lao động của tập đoàn này khi các hoạt động ngày càng vươn xa.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, cổ phiếu FPT đóng cửa ở mức 56.800d/cp, giảm 2,57%. Trong 3 tháng qua, cổ phiếu FPT tăng 8,4% với khối lượng giao dịch bình quân khoảng hơn 1.774.000 đơn vị/phiên. Tuy nhiên trong khoảng 1 tuần qua, cổ phiếu này giảm tới gần 7% với khối lượng giao dịch bình quân lên tới 2.474.000 đơn vị/phiên.

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc nghiên cứu phân tích Công ty chứng khoán Yuanta cho biết, hiện mức Stock Rating của FPT khá cao, ở mức 91 điểm, cho thấy cổ phiếu này vẫn trong chu kỳ tăng trưởng. 

Tuy nhiên, các chỉ số kỹ thuật, như MACD, ADX, Stochastic... lại cho thấy, cổ phiếu FPT đang có xu hướng điều chỉnh, mặc dù MA50 vẫn đang cắt lên trên MA100 và MA200. Theo đó, nếu cổ phiếu FPT vẫn trụ vững trên 53.000đ/cp (MA100) trong đợt điều chỉnh này, thì có thể phục hồi trở lại và thách thức với mức 62.000đ/cp. Ngược lại, cổ phiếu này sẽ tiếp tục điều chỉnh xuống vùng 43.000- 47.000đ/cp trước khi phục hồi trở lại. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đà điều chỉnh của cổ phiếu FPT đã dừng lại? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714414731 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714414731 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10