Khoảnh khắc đội chiến thắng cuộc đua ghe Ngo tự hào nâng cao chiếc cúp Bia Sài Gòn đã chính thức khép lại lễ hội Ooc-om-bóc sôi động, đầy màu sắc của người dân ĐBSCL
Lễ hội với những hoạt động văn hóa truyền thống sẽ luôn là một dấu ấn độc đáo trong lòng người dân địa phương nói riêng và cả những du khách thập phương nói chung.
Khép lại mùa Lễ hội Ooc-om-bóc – Đua ghe Ngo 2020 đầy ấn tượng
Chiều 31/10/2020, sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, quyết liệt với sự cổ vũ của hàng ngàn khán giả địa phương và du khách, giải Đua ghe Ngo – một trong những hoạt động “đinh” của Lễ hội Ooc-om-bóc đã kết thúc và chính thức khép lại một tuần lễ hội với nhiều ấn tượng sâu sắc.
Giải đua ghe Ngo năm nay quy tụ 47 đội tham gia, trong đó có 42 đội nam, 5 đội nữ, với hàng nghìn vận động viên từ các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng. Ước tính, trong hai ngày diễn ra Giải đua ghe Ngo Ban tổ chức đã thu hút trên 200 nghìn lượt du khách tới tham quan, cổ vũ. Kết quả, đối với ghe Ngo nam, đội ghe chùa Tum Núp 2 (huyện Châu Thành) xuất sắc giành chức vô địch. Đối với ghe Ngo nữ, đội ghe Ngo chùa Cà Nhung (tỉnh Kiên Giang) đã vượt qua 4 đội ghe Ngo nữ khác để giành giải Nhất.
Theo ông Trần Minh Lý, Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, Lễ hội Óc Om Bóc - Đua ghe Ngo là dịp để địa phương phát huy giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và của các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Giải đua ghe Ngo được tổ chức hàng năm với sự tham gia của đông đảo các đội ghe Ngo trong và ngoài tỉnh.
Doanh nghiệp chung tay cùng địa phương gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc
Lễ hội “Óoc Om Bóc - Đua ghe ngo” luôn được Sóc Trăng tổ chức, duy trì hằng năm, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, là một nét đẹp văn hóa vô cùng ý nghĩa và đáng trân trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân địa Phương.
Hòa cùng không khí náo nức, tưng bừng của, bên cạnh sự quan tâm và ủng hộ của chính quyền địa phương, sự đồng lòng của người dân địa phương còn là sự chung sức trong nhiều năm của doanh nghiệp để quy mô của lễ hội ngày càng phát triển, góp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng/ Trưởng Ban tổ chức chia sẻ: “Lễ hội Ooc-om-bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm nay đã kết thúc tốt đẹp để lại nhiều dư âm trong lòng người tham dự. Trong đó, góp phần quan trọng cho sự thành công của Lễ hội là sự hỗ trợ rất lớn từ Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), nhà tài trợ kim cương cũng là đơn vị đã đồng hành cùng Lễ hội Ooc-om-bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng trong hơn 12 năm qua.”
Bên cạnh các nghi lễ cổ truyền, điểm đặc biệt của Lễ hội năm nay còn nằm ở các hoạt động nhằm quảng bá và giới thiệu một hình ảnh Sóc Trăng rộn ràng, đa màu sắc và đầy sức hấp dẫn. Sau các nghi thức lễ hội ban ngày, người dân và du khách tới Sóc Trăng sẽ đã được thưởng thức các chương trình ca nhạc đặc sắc, thưởng thức đặc sản vùng miền tỉnh Sóc Trăng và nhiều hoạt động tương tác đến từ các thương hiệu Việt Nam chất lượng cao như Bia Saigon.
Chương trình Lễ hội Ooc-om-bóc – Đua ghe Ngo của tỉnh Sóc Trăng năm 2020 đã khép lại nhưng không khí hân hoan vẫn còn đọng lại trong lòng người dân và du khách tới tham dự. Hình ảnh một Sóc Trăng tươi đẹp với nét văn hóa truyền thống lâu đời sẽ luôn là một hình ảnh độc đáo, một sự kiện cổ truyền lớn thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.
Ông Bennett Neo – Tổng giám đốc SABECO – chia sẻ mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của văn hóa địa phương: “Một phần trọng yếu trong chiến lược phát triển bền vững của SABECO là cam kết bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống của đất nước. Chúng tôi tự hào được song hành cùng Tỉnh Sóc Trăng trong các hoạt động văn hóa địa Phương. Trong hơn 10 năm qua, SABECO và thương hiệu Bia Saigon của chúng tôi đã đồng hành với Lễ hội Ooc-om-boc, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế dụ lịch Việt Nam nói chung. Đây cũng là yếu tố “ Văn Hóa” trong chiến lược phát triển bền vững mà chúng tôi hướng đến”.