Đại biểu Lê Công Nhường: Nhiều ngư dân giỏi đã trở thành “con nợ xấu”

Diendandoanhnghiep.vn Theo Đại biểu Lê Công Nhường, việc vội vàng khi triển khai chủ trương cho vay đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ở góc độ nào đã đã khiến nhiều ngư dân giỏi trở thành "con nợ xấu".

Khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của liên quan vấn đề biển Đông, Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) khẳng định: Việt Nam không bao giờ nhân nhượng, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. 

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định)

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng để phát triển nghề cá bền vững thì không chỉ cần nâng cấp phương tiện, kỹ thuật mà điều quan trọng là phải đào tạo ngư dân làm chủ tàu vỏ thép.

"Trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, ngư dân là lực lượng tham gia đóng góp lớn, nhưng chính sách cho đối tượng này lại chưa được quan tâm đúng mức", Đại biểu Nhường nói. 

Theo đó, Đại biểu cho biết việc triển khai đóng tàu cá đánh bắt xã bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (ban hành năm 2014), tổng số nợ các ngân hàng cho ngư dân vay đóng tàu cá trên toàn quốc đến nay là gần 11.700 tỷ đồng. Công suất của các tàu cá đã vượt qua nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam, nên nhiều ngư dân đã vi phạm khi đánh bắt vùng biển bên ngoài. 

Mặt khác, nhà chức trách công bố 21 mẫu tàu vỏ thép được cấp phép đóng mới theo Nghị định 67, nhưng khi áp dụng từng địa phương chưa phù hợp. Một số tàu vừa hoạt động một năm đã hư hỏng.  

Nêu thực tế tại tỉnh Bình Định, Đại biểu Nhường cho biết, hiện có 47 chủ tàu nợ gần 208 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 104 tỷ đồng, lãi 107 tỷ đồng. Theo quy định, các chủ tàu này không được hỗ trợ lãi suất ngân hàng, việc thu nợ khó khăn. 

"Thực tế này cho thấy chúng ta đã chưa đánh giá được hết tác động không tốt khi triển khai Nghị định 67, có những ngư dân giỏi đã trở thành con nợ xấu", Đại biểu Nhường nói và cho rằng để phát triển nghề cá bền vững thì không chỉ cần nâng cấp phương tiện, kỹ thuật mà điều quan trọng là phải đào tạo ngư dân làm chủ tàu vỏ thép.

Do đó, Đại biểu đề nghị các cơ quan quản lý nhanh chóng đưa ra hướng dẫn để xử lý, trong đó có việc bàn giao khoản nợ từ chủ tàu cũ sang chủ tàu mới. Đồng thời quy định cụ thể về nợ quá hạn, lãi suất cho vay để địa phương có cơ sở thực hiện.

Trước đó, tháng 7/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Sau hơn một năm triển khai, chính sách này được sửa đổi, bổ sung một số điều thành Nghị định 89. Theo đó, cả nước sẽ đóng mới 2.079 tàu đánh bắt xa bờ, 205 tàu dịch vụ hậu cần.

Tháng 8/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và công bố 21 mẫu thiết kế kỹ thuật tàu cá vỏ thép khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản xa bờ. Ngư dân đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm. Trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.

Điều đáng nói, trên thực tế Nghị định 67 được kỳ vọng là cơ hội để ngư dân đổi đời, thế nhưng việc thực thi chính sách này trên thực tế không mấy thuận lợi, nhiều tàu cá “nằm bờ” và vận hành tàu cá kém hiệu quả. 

Cụ thể, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP, toàn quốc có 1.032 tàu cá đóng mới đã đi vào hoạt động; trong đó, tàu vỏ thép là 362 chiếc, tàu vật liệu mới là 99 chiếc, tàu vỏ gỗ là 571 chiếc. Số tàu cá vay vốn nâng cấp là 37 tàu.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương đã có 27 tàu cá được đóng theo Nghị định 67 không đi hoạt động sản xuất, chiếm khoảng 3% trong tổng số tàu 1.032; trong đó gồm 21 tàu vỏ thép và 6 tàu vỏ gỗ. Số tàu này chủ yếu là tàu dịch vụ hậu cần (11 tàu), tàu lưới rê (6 tàu), chụp (6 tàu)...

Qua theo dõi, kiểm tra, Tổng cục Thủy sản cho rằng việc phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn đóng mới một số trường hợp chưa xem xét kỹ đến nghề khai thác hải sản, một số chủ tàu không am hiểu về nghề, về quy mô sản xuất, kinh doanh theo nghề. Do đó, một số tàu đóng xong đi vào hoạt động đạt hiệu quả thấp, khi muốn chuyển đổi nghề thì gặp phải vướng mắc từ phía quy định của ngân hàng.

Bên cạnh đó, chi phí vận hành khai thác, khấu hao của tàu vỏ thép lớn, trong khi đó trình độ kỹ thuật của chủ tàu và lao động trên tàu còn hạn chế, một số ngư dân chưa có kinh nghiệm khai thác ở các vùng biển xa; giá bán hải sản không tăng dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí lỗ.

Đồng thời, nguồn lợi thủy sản suy giảm, ngư trường đánh bắt không thuận lợi, thời tiết ngày càng diễn biến bất thường đã ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt của ngư dân; dẫn đến sản lượng thấp, hiệu quả sản xuất thấp...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại biểu Lê Công Nhường: Nhiều ngư dân giỏi đã trở thành “con nợ xấu” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713914925 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713914925 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10