Đại biểu Quốc hội đánh giá gì về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV?

Hồng Hương - Nguyễn Việt 20/11/2018 11:02

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng.

Sáng nay (20/11), sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua 3 Luật, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV,  Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc kỳ họp.

ĐB Phan Nguyễn Như Khuê (TP. HCM): Chất lượng kì họp đã nâng lên

ĐB Phan Nguyễn Như Khuê, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐB Phan Nguyễn Như Khuê, đoàn Đại biểu TP. HCM

Điều để lại cho tôi với vai trò là đại biểu, đó là Quốc hội đã có bước chuyển biến cải tiến để chương trình kỳ họp có sự sôi động, hiệu quả, đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước.

Cụ thể, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn đã có sự cải tiến. Kì chất vấn lần này gần như một phạm trù mở, rộng, có nhiều vấn đề. Đây có thể xem như là cuộc sát hạch lại các thành viên Chính phủ với trọng trách cả nước về những chuyên ngành mà mình đang quản lý, vừa thể hiện vai trò của tư lệnh ngành đồng thời là trách nhiệm với cử tri cả nước.

Các vị Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ ở trong trạng thái không biết lúc nào đại biểu sẽ đặt vấn đề với mình. Do có sự mở rộng như vậy nên các Bộ trưởng không có sự chuẩn bị trước. Qua đó cử tri có thể nhìn nhận một cách tận tâm về mức độ, trách nhiệm và sự thể hiện vai trò vị thủ lĩnh tư lệnh tại lĩnh vực được giao.

Với vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm, nếu ở từng kì họp có thể xem xét chọn lựa vấn đề cấp thiết thì tôi nghĩ rằng vai trò và năng lực của các thành viên chính phủ được quốc hội bầu sẽ được nâng cao hơn. Đó là một sự đo lường để có sự đánh giá lại các thành viên Chính phủ có quán triệt và thực hiện đúng với phương châm và mục tiêu Chính phủ đặt ra hay không. Như vậy đòi hỏi bộ máy Nhà nước phải bắt nhịp kịp với xu thế phát triển nhưng những chính sách tham mưu tư vấn đặt ra phải đi sát, bắt được hơi thở cuộc sống và là những điều cử tri quan tâm.

Thêm một điểm nữa đó là chất lượng các nội dung báo cáo thẩm định của các Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tôi cho rằng góc độ lần này thẩm định nhận định đánh giá đưa ra vấn đề khá là sâu sắc. Trên cơ sở đó, sau kết thúc kì họp lần này, các thành viên Chính phủ qua kết quả tín nhiệm vừa rồi và trên cơ sở các nội dung UBTVQH thẩm định cần phải bám sát hơn nữa và bắt được những vấn đề thực tiễn đặt ra, đi sát với cơ sở để trong những chặng đường còn lại của nhiệm kì sẽ làm tốt nhiều hơn và mang lại những bước phát triển đột phá để đất nước ta vươn lên.

Chất lượng qua mỗi kì họp có bước chuyển nâng lên khá đáng kể. Chất lượng không chỉ là nội dung báo cáo mà tôi đánh giá cao nhất là chất lượng của các văn bản thẩm định của UBTVQH. Văn bản này đã soi rọi vào những vấn đề mà một số bộ ngành chưa đi sâu, thậm chí những vấn đề đặt ra còn mang tính chất khái quát, chung chung , đôi lúc có những điểm còn né tránh, nhưng các nội dung thẩm định là đi vào tận cùng vào những khía cạnh đó. Đó là điều mang lại cho các đại biểu sự hài lòng và cho thấy chất lượng kì họp đã nâng lên.

ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước)

ĐB Tôn Ngọc Hạnh (đoàn Đại biểu tỉnh Bình Phước)

ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước): CPTPP được thông qua sẽ mở ra cơ hội lớn

Kỳ họp này Quốc hội quyết định nhiều vấn đề quan trọng, về công tác nhân sự đó là việc bầu Chủ tịch nước - là người được nhân dân tín nhiệm tin yêu, hợp với ý Đảng lòng dân; phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ.

Tại các phiên chất vấn, trả lời chất vấn cũng thể hiện nhiều đổi mới so với trước, đó là các phiên chất vấn giữa nhiệm kỳ rất linh hoạt, đánh giá toàn diện trên các lĩnh vực với phương pháp đánh giá lại những vấn đề trưởng ngành, Bộ trưởng hứa từ đầu nhiệm kỳ tới nay được thực hiện tới đâu. Và tới nay việc nào thực hiện tốt thì phát huy, việc nào chưa thực hiện tốt thì các đại biểu Quốc hội tiếp tục có giám sát đề nghị các ngành phải tăng cường để thực hiện trong năm nay và cũng như tới cuối nhiệm kỳ phải đạt được những mục tiêu đề ra để làm sao đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Việc thông qua hiệp định CPTPP đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam bứt phá. Hiệp định CP.TPP được ký kết giúp tăng cường các giải pháp và thúc đẩy kinh tế xã hội, đất nước phát triển. Chúng ta có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là mở rộng các dịch vụ, tiêu thụ nông sản, phát triển các ngành nghề du lịch tốt hơn.

Trên cơ sở thuận lợi đó, năm 2018 là tiền đề, là bước đệm căn cơ để chúng ta có bước tiến trong 2019 bằng những giải pháp quyết liệt và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Với những chương trình mục tiêu mà Quốc hội đề ra, khi bám sát nội dung đó chúng ta sẽ thực hiện thành công.

ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu)

ĐB Dương Minh Tuấn (đoàn đại biểu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu):Mỗi kì họp đều có dấu ấn riêng

Kỳ họp thứ 6 lần này đã để lại rất nhiều dấu ấn. Ví dụ những buổi thảo luận về vấn đề kinh tế - xã hội đã được thảo luận rất sôi nổi. Đặc biệt trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các Bộ trưởng phải hết sức chủ động, rà trước các nội dung công việc của mình. Những phần nào liên quan đến mình, Bộ trưởng phải suy nghĩ trước để đại biểu đặt vấn đề. Tại kỳ họp lần này không gói gọn trong lĩnh vực nào, ngành nào, tư lệnh nào mà chung các lĩnh vực, do đó khi Bộ trưởng trả lời phải đáp ứng đầy đủ ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Đặc biệt, tôi đánh giá cao vai trò điều hành của chủ tọa. Những phiên làm việc tại kỳ họp này rất khó, nhưng chủ tọa điều hành rất linh hoạt, dứt khoát, mềm mỏng đối với từng trưởng hợp cụ thể. Với mỗi tình huống, chủ tọa đều có cách xử lý linh hoạt và đạt theo yêu cầu của kì họp.

ĐB Nguyễn Văn Hòa (Đồng Tháp): Đánh giá cao công tác điều hành của đoàn quốc hội

Tôi thấy rằng thời gian của kỳ họp thứ 6 so với chương trình đưa ra rất phù hợp. Lịch làm việc từ đầu kỳ họp tới cuối kỳ họp, thời gian phân bổ cho mỗi nội dung làm việc cũng rất hợp lý.

Kỳ họp đã tập trung nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là công tác nhân sự, thảo luận về kinh tế - xã hội; lấy phiếu tín nhiệm các vị trí do Quốc hội bầu; chất vấn và trả lời chất vấn với những nội dung liên quant  từ kỳ thứ nhất tới kỳ thứ tư đã được giám sát đánh giá làm được gì và chưa làm được gì.

Tôi đánh giá cao công tác điều hành của đoàn Quốc hội, đã rất linh hoạt trong việc tổ chức. Có thể nói đoàn Chủ tịch, đặc biệt là Chủ tịch và các Phó Chủ tịch đã điều hành, phụ trách từng lĩnh vực được phân công rất sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén và điều chỉnh thời gian hợp lý.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi thấy rằng do kỳ họp phụ thuộc yếu tố khách quan, một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ có nhiều lịch công tác, lịch đối ngoại nên việc xếp lịch làm việc đã có sự ảnh hưởng.

Trong 2 tuần đầu của kỳ họp, thời gian dành cho nội dung nhân sự, chất vấn và trả lời chất vấn thảo luận về kinh tế - xã hội, các đại biểu đã làm việc hết sức tập trung để đóng góp một cách trực tiếp và hiệu quả. Ở hai tuần làm việc sau của kỳ họp, Quốc hội chủ yếu thảo luận về dự thảo luật. Tuy nhiên, do có ít thời gian chuẩn bị, nên nhiều đại biểu chưa thể tham gia thảo luận hoặc thảo luận còn hạn chế. Do đó có dự án luật rất đông đại biểu tham gia thảo luận nhưng có những dự án luật rất ít vì thiếu sự chuẩn bị trước.

Ngoài ra, việc rút ngắn một ngày làm việc và đảo một số nội dung của chương trình đã khiến các đại biểu không kịp chuẩn bị dẫn tới bị động trong việc thảo luận. Ví dụ như thảo luận về Luật khiếu nại tố cáo nhiều đại biểu không chuẩn bị kịp nên không thể tham gia thảo luận.  Đó là dự án luật rất quan trọng, nhiều cử tri quan tâm nhưng đại biểu tham gia thảo luận quá ít, không có sự bàn luận nhiều. 

ĐBQH Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cử tri đã thấy “hình bóng” của mình qua các phiên chất vấn

ĐBQH Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

ĐBQH Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Đổi mới hoạt động của Quốc hội đã nằm trong chủ trương chung, ngày càng được mở rộng dân chủ và công khai để cho người dân có thể tiếp cận được với những đại biểu dân cử do mình bầu ra thể hiện nguyện vọng ý chí của mình.

Thời gian vừa qua, đổi mới lớn nhất của Quốc hội là chất vấn, thời gian hỏi và trả lời ngắn gọn để đảm bảo cho nhiều vấn đề cùng được nêu ra. Đặc biệt, đây là phiên chất vấn giữa kỳ của cả nhiệm kỳ cho nên tất cả các trưởng ngành, các thành viên chính phủ đều trở thành đối tượng bị chất vấn. Ở đây thể hiện sự bao quát tất cả các vấn đề mà cử tri gửi gắm suốt từ đầu nhiệm kỳ đến nay đều được giải đáp trong những phiên chất vấn đó. Không phụ lòng mong mỏi của cử tri, tất cả các vấn đề xã hội quan tâm, từ vĩ mô đến những sự việc đang ảnh hưởng đến đời sống của người dân đều được đưa ra chất vấn.

Có thể nói rằng, qua đánh giá của cử tri, cơ quan dân nguyện là nơi tập hợp tất cả những kiến nghị của cử tri, thì trong tất cả thời gian các phiên chất vấn cũng như thời gian trước và sau chất vấn đều được cử tri đánh giá cao về sự đổi mới này. Bởi cử tri đã thấy “hình bóng” của mình qua các phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Cử tri cảm thấy phấn khởi, từ đây tác động rất tốt đến sự phát triển chung của xã hội. Chúng ta không nên nhìn nhận chất vấn chỉ là các đối tượng hỏi, các đối tượng giám sát và trả lời, mà qua câu trả lời đó cử tri cũng sẽ thấu hiểu thêm những khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề chất vấn.

Có thể những vướng mắc nằm ở hành lang pháp lý, sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau…chứ cũng không hẳn do nguyên nhân chủ quan. Tôi nhận thấy, có nhiều vấn đề được đưa ra và qua phần trả lời thì cử tri cũng hiểu được rằng, nguyên nhân có thể chưa giải quyết một cách thấu đáo, phải chờ hành lang pháp lý sửa đổi. Qua đó, giữa cử tri và chính phủ, cũng như giữa đại biểu Quốc hội và các vị trưởng ngành có sự thông cảm, chia sẻ cho nhau. Còn với các vị trưởng ngành, qua phiên chất vấn cũng tạo lên một áp lực cần thiết để giúp hoàn thiện hơn cách giải quyết công việc của mình.

Về nội dung chất vấn, tại kỳ họp thứ 6, các vị trưởng ngành đều trả lời các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã nêu ra. Việc trao đổi giữa các đại biểu Quốc hội với nhau sẽ làm sâu sắc thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội trao đổi. Có thể đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi với vị bộ trưởng, thì một đại biểu khác đại diện cho cử tri của những vùng khác cũng có vấn đề tương tự lại tiếp tục cùng trao đổi với đại biểu Quốc hội đó để làm sâu sắc thêm vấn đề mà đại biểu Quốc hội và rộng hơn nữa là cử tri đang đề cập đến. Qua đó, có nhiều tác dụng tích cực, làm cho vấn đề được làm rõ hơn.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình): Cử tri đánh giá cao về kỳ họp

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)

Tại kỳ họp lần này, có nhiều điểm mà ĐBQH cũng như cử tri đánh giá cao. Thứ nhất là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2018 và 3 năm trở lại đây đã có những chuyển biến rất tích cực. Trên các lĩnh vực như văn hóa – xã hội cũng có nhiều điểm đổi mới.

Trong các báo của của Chánh án, Viện kiểm sát cũng như Công an Nhân dân đều đánh giá cụ thể từng lĩnh vực, nội dung về chuyên đề của các lĩnh vực đấy. Qua thảo luận về kinh tế - xã hội cũng như tình hình an ninh, chính trị, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, vấn đề xét xử, vấn đề phòng chống tội phạm…cũng đã được các ĐBQH thảo luận và nêu ra nhiều từ thành tích đạt được cũng như những hạn chế cần phải sửa chữa, khắc phục trong thời gian tới.

Về nội dung kỳ họp này, đã có nhiều đổi mới. Thứ nhất, đổi mới về chất vấn và trả lời chất vấn. Thứ hai, đổi mới về thảo luận tại nghị trường. Nếu như tại các kỳ họp trước, thảo luận luật nào, nội dung gì thì phải có báo cáo rồi mới đưa ra thảo luận. Nhưng tại kỳ họp này, tất cả các nội dung các ĐBQH phải đọc trước, đến nội dung chính thì thảo luận ngay mà không đọc lại báo cáo. Thứ ba, phần thảo luận cũng sôi nổi hơn các kỳ họp trước. Thảo luận, tranh luận rất quyết liệt nhưng với tinh thần và trách nhiệm cao, điều này làm cho không khí nghị trường cũng sôi nổi hơn. Thứ tư, trong khâu điều hành của Chủ tịch Quốc hội rất nghiêm túc nhưng cũng rất tế nhị, chính sự điều hành khéo léo của Chủ tịch Quốc hội đã làm cho không khí tranh luận trở nên dân chủ và sôi nổi hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Những điểm mới trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá XIV

    Những điểm mới trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá XIV

    04:38, 30/10/2018

  • Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Sẽ có 4 nội dung quan trọng được quyết định

    Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Sẽ có 4 nội dung quan trọng được quyết định

    10:14, 22/10/2018

  • Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

    Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV

    09:46, 22/10/2018

  • Những đổi mới lịch sử tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV

    Những đổi mới lịch sử tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIV

    05:00, 22/10/2018

  • Chủ tịch Quốc hội: Số lượng đại biểu chất vấn đạt kỷ lục

    Chủ tịch Quốc hội: Số lượng đại biểu chất vấn đạt kỷ lục

    17:44, 01/11/2018

  • Chất vấn và trả lời chất vấn: Chủ tịch Quốc hội điều hành “trúng vấn đề”

    Chất vấn và trả lời chất vấn: Chủ tịch Quốc hội điều hành “trúng vấn đề”

    16:29, 01/11/2018

  • Đại biểu Quốc hội nói gì về phiên chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành?

    Đại biểu Quốc hội nói gì về phiên chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành?

    08:45, 01/11/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại biểu Quốc hội đánh giá gì về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO