Đại biểu Quốc hội đề nghị dừng các thuỷ điện “cóc”

THY HẰNG 02/11/2020 15:52

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2021, nhiều Đại biểu Quốc hội kiến nghị dừng các thuỷ điện nhỏ, thuỷ điện "cóc" vì người chứ không vì tiền.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) nêu rõ đề nghị dừng các thủy điện “cóc” ở Tây Nguyên. “Lợi ích của thủy điện “cóc” được các nhà đầu tư đánh giá nhưng hại thì nhà nước phải bỏ tiền ra khắc phục hậu quả, thậm chí thiệt hại về người. Phải chấm dứt xây dựng các thủy điện nhỏ”, Đại biểu Đinh Duy Vượt nhấn mạnh.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) nêu rõ đề nghị dừng các thủy điện “cóc” ở Tây Nguyên.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) nêu rõ đề nghị dừng các thủy điện “cóc” ở Tây Nguyên.

Cùng quan điểm, Đại biểu Thào Xuân Sùng (đoàn Hà Giang) nêu quan điểm, những thủy điện nhỏ và vừa đã và đang làm nếu như không an toàn cho hạ lưu, không đảm bảo môi trường rừng cứ xâm lần rừng, thì cho dừng xây dựng, có cơ chế đền bù.

Vị đại biểu cho biết từ Tây Bắc lưu vực sông Đà, lưu vực các con sông, đầu nguồn các con suối đề nghị không trông rừng kinh tế, thay vào đó là trông rừng môi trường (rừng nguyên sinh) để trả lại lớp thực bì cho rừng. Nó sẽ cản mưa to rất là tốt.

“Mấy huyện của Hà Tĩnh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nhưng khi mưa to cũng với xã lũ từ hồ Kẻ Gỗ về. Nông thôn mới còn 2 bàn tay trắng”, Đại biểu Sùng nhấn mạnh.

Các Đại biểu đề nghị, đánh giá về thủy điện nhỏ cần có đánh giá lại một cách khách quan. Hiện phát triển thủy điện nhỏ giao cho địa phương quản lý, nhiều địa phương  làm công tác quản lý chưa tốt dẫn tới một số thủy điện nhỏ đi vào hoạt động chưa đảm bảo trồng rừng hay công tác bồi hoàn quá trình thi công, điều này cử tri bức xúc và đã có phản ánh.

Nói như Đại biểu Bùi Đặng Dũng (đoàn Kiên Giang), một số vấn đề đã xảy ra rồi, các hồ thủy điện nhỏ trong quá trình xả lũ thì phải có trao đổi thông tin với bà con hạ du, phối  hợp với chính quyền địa phương như thế nào thì ở một số nơi, như thủy điện Hố Hô xả lũ mà thông tin không đầy đủ đến người dân gây hậu quả, do đó quy trình vận hành thủy điện cần chặt chẽ hơn nữa.

Đại biểu đoàn Kiên Giang cho rằng: “Nhiều khi cũng có chỗ này chỗ kia, cả nể, du di nên báo cáo đánh giá tác động môi trường chúng ta làm chưa tốt. Nếu tất cả báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện đều làm tốt, bài bản khoa học thì chắc chắn không xảy ra thảm cảnh do tác động xấu của thủy điện”.

Trong khi đó, đề cập tới việc phát triển thủy điện và tình hình hồ thủy điện xả lũ thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, qua thực tế kiểm tra, tất cả hồ đập thủy điện ở tại các khu vực đều đảm bảo an toàn cũng như vận hành của hồ đập. Tất cả hồ đập thủy điện đều thực hiện quy trình xả lũ và vận hành liên hồ, đơn hồ theo đúng quy định của pháp luật.

“Có một số thông tin có nói hồ đập thủy điện ở miền Trung và một số địa phương xả lũ gây ngập lụt cho địa phương là chưa chính xác”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Tĩnh: Hồ Kẻ Gỗ xả lũ, người dân đổ xô đi bắt cá dưới chân hồ

    06:00, 01/11/2020

  • Hà Tĩnh: Hồ chứa đồng loạt xả lũ, nhiều nơi bị cô lập

    16:55, 18/10/2020

  • Ngập lụt ở miền Trung do thủy điện xả lũ?

    09:03, 14/10/2020

  • Việt Nam ứng phó ra sao nếu Trung Quốc xả lũ ồ ạt?

    11:01, 07/07/2020

  • Thuỷ điện nhỏ và bài toán kinh tế - môi trường

    17:15, 31/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại biểu Quốc hội đề nghị dừng các thuỷ điện “cóc”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO