Đại học khởi nghiệp: Chiến lược quan trọng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

NHƯ NGỌC 09/06/2024 02:01

Để cải thiện nhanh chóng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực xây dựng mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học.

>>>Thúc đẩy đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và kinh nghiệm quốc tế

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được Đảng, Nhà nước ta xác định là động lực, một trong những đột phá chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, coi khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo là 1 trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất tiến tới phát triển nhanh, bền vững.

Chính phủ đã triển khai khá tốt những chương trình đó thông qua các Đề án 844 (hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025), Đề án 1665 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau 5 năm triển khai, đề án đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành giáo dục, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Theo đó, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn đã tăng từ 30% (năm 2020) lên 48% (năm 2022).

Có 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp, 100% các cơ sở đào tạo xây dựng các chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên.

Đến nay, có 60% các cơ sở đào tạo đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của mình, 90 cơ sở đào tạo đã bố trí được các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên.

>>Hà Nội đứng đầu chỉ số Đổi mới sáng tạo (PII) cấp địa phương

Ngoài ra, 45 cơ sở đào tạo đã thành lập các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, trong đó có 10 trung tâm thực hiện việc ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp của sinh viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ 10 địa phương tổ chức thí điểm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục phổ thông. Hỗ trợ 23 cơ sở giáo dục đại học tổ chức thí điểm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.

Đồng thời, ký kết với 8 doanh nghiệp đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc huy động nguồn lực triển khai đề án trong giai đoạn 2 (năm 2022-2025).

Tuy nhiên, về mặt chính sách, vẫn còn nhiều rào cản cần phải tháo gỡ. Như việc sử dụng và khai thác tài sản trí tuệ của các trường, đặc biệt là các công trình nghiên cứu do Nhà nước hỗ trợ kinh phí, hiện vẫn do Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quản lý. Điều này gây khó khăn cho việc giao quyền sở hữu cho trường hay các nhóm nghiên cứu để liên doanh, liên kết góp vốn đầu tư với khu vực tư nhân.

Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Việc chuyển giao và thương mại hóa công nghệ từ trường Đại học ra thị trường là một yếu tố quan trọng đối với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế. Chính sách hỗ trợ trong việc tạo điều kiện cho việc này là cực kỳ quan trọng. Cần có các cơ chế và chính sách linh hoạt và hỗ trợ mạnh mẽ từ phía chính phủ để khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng thực tiễn trong sản xuất và kinh doanh.

Việc tạo ra các quỹ hỗ trợ đầu tư cho các dự án chuyển giao công nghệ, cùng với việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu và sinh viên có ý tưởng sáng tạo là cần thiết. Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa trường Đại học, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu để tạo ra một môi trường hỗ trợ và khuyến khích sự chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả nhất.

>>Cơ chế, chính sách tạo bứt phá cho đại học khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Hệ quả của việc tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của trường đại học là sự gia tăng mức độ thương mại hóa tri thức của các nhà khoa học và sinh viên đại học, cải thiện nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác giữa khoa học, giáo dục, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới.

Do vậy, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu và khởi nghiệp, kiến tạo một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên nền tảng đại học thông minh là xu hướng mới tất yếu, phù hợp với bối cảnh phát triển mới của giáo dục đại học trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và là hướng đi bền vững cho các trường đại học hiện nay.

Hiện đổi mới sáng tạo đang trở thành yếu tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của các trường đại học trong nước và trên thế giới. Nếu các trường đại học không có năng lực đổi mới sáng tạo thì giáo dục đại học và khoa học công nghệ không trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không có khả năng vốn hóa tri thức và gia tăng giá trị, nền kinh tế không có được chất xúc tác từ đại học và quốc gia không có động lực để phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Vốn tín dụng chop/khởi nghiệp

    Vốn tín dụng cho khởi nghiệp

    07:51, 08/06/2024

  • Cuộc thi Thử thách khởi nghiệp: Thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên

    Cuộc thi Thử thách khởi nghiệp: Thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên

    00:01, 07/06/2024

  • 101 doanh nhân trẻ tham gia bình chọn Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024

    101 doanh nhân trẻ tham gia bình chọn Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024

    10:07, 05/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại học khởi nghiệp: Chiến lược quan trọng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO