Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXII: Lấy khôi phục kinh tế làm trọng tâm

Diendandoanhnghiep.vn Ngày 21/10, thành phố Đà Nẵng khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Phát biểu khai mạc đại hội, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, nhiệm kỳ qua thành phố đối diện với rất nhiều khó khăn, thử thách, nhất là phải tập trung khắc phục, xử lý những sai phạm, khuyết điểm theo các kết luận của Trung ương. Đặc biệt, sự bùng phát, lây lan chưa rõ hồi kết của đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phá triển kinh tế - xã hội thành phố.

Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng; các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn được chú trọng phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đồng bộ giúp diện mạo đô thị thành phố tiếp tục thay đổi nhanh, phát triển theo hướng bền vững hơn, hướng đến phục vụ tốt hơn lợi ích của người dân và hài hòa với sự phát triển của doanh nghiệp.

"Tuy nhiên, chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận, quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ trong 5 năm qua còn có những hạn chế, bất cập trên một số lĩnh vực và tiếp tục phát sinh nhiều “điểm nghẽn” mà thành phố cần phải vượt qua để tiếp tục phát triển." - Ông Trương Quang Nghĩa nhìn nhận.

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đang bộ Đà Nẵng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đang bộ Đà Nẵng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo báo cáo tại Đại hội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) giai đoạn 2016-2019 ước tăng bình quân 7,5%/năm (NQ: 8-9%) với quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2019 ước khoảng 110.792 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2019 ước đạt 95,7 triệu đồng (tương đương 4.095 USD), gấp 1,3 lần năm 2015 và đạt chỉ tiêu đề ra (NQ: 4.000-4.500 USD).

Tuy nhiên, bước sang năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội thành phố, GRDP năm 2020 ước giảm 9,3% so với năm 2019, kéo giảm GRDP giai đoạn 2015-2020 còn 4%/năm, GRDP bình quân đầu người còn 87,4 triệu đồng (tương đương 3.693 USD).

Dịch vụ du lịch tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Thành phố tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp trở thành sản phẩm du lịch chủ lực; thu hút nhiều dự án du lịch lớn, tầm cỡ, hình thành hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng quốc tế; tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc tế, nổi bật là lễ hội pháo hoa quốc tế; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là du lịch sinh thái, đường thủy, cộng đồng, vui chơi giải trí, mua sắm.

Ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư thành ủy Đà Nẵng nhìn nhận quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ trong 5 năm qua còn có những hạn chế, bất cập trên một số lĩnh vực và tiếp tục phát sinh nhiều “điểm nghẽn” mà thành phố cần phải vượt qua để tiếp tục phát triển.

Ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư thành ủy Đà Nẵng nhìn nhận quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ trong 5 năm qua còn có những hạn chế, bất cập trên một số lĩnh vực và tiếp tục phát sinh nhiều “điểm nghẽn” mà thành phố cần phải vượt qua để tiếp tục phát triển.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định; công nghiệp công nghệ thông tin phát triển tốt; đột phá về thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao có nhiều khởi sắc. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân 3%/năm.

Kinh tế biển và cảng biển có bước phát triển, hạ tầng được đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả. Hoàn thành dự án mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2, nâng năng lực bốc dỡ lên 10-12 triệu tấn/năm vào năm 2020; sản lượng hàng hóa qua cảng ước đạt 43,1 triệu tấn, tăng bình quân 9,3%/năm. Hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định; tích cực kêu gọi đầu tư một số trung tâm logistics trên địa bàn.

Phát biểu tại Đại hội, ông Hồ Kỳ Minh- Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đã tập trung phát triển KT-XH thành phố theo 3 hướng đột phá chiến lược, cùng với các giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai,... Đặc biệt năm 2020, thành phố đã thực hiện tốt "nhiệm vụ kép", vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển KT-XH. Thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tương đối toàn diện, trở thành một thành phố biển năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh; kinh tế thành phố duy trì ở mức tăng trưởng khá tốt.

Thành phố Đà Nẵng đã xác định đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện căn bản việc chuyển đổi các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp sang những ngành, lĩnh vực có giá trị cao, với 3 trụ cột và 5 lĩnh vực mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW.

"Những chỉ tiêu phát triển kinh tế đề ra thể hiện nỗ lực, quyết tâm và đầy thách thức đối với thành phố, với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh chất lượng tăng trưởng còn thấp, nguồn lực đầu tư hạn chế, quy mô kinh tế còn nhỏ, không gian phát triển đô thị bị giới hạn, quỹ đất không còn nhiều... cùng với tác động, diễn biến bất thường của thiên tai, dịch bệnh, an ninh phi truyền thống... đặc biệt như đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực và còn phức tạp trong những năm tiếp theo." - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhận định.

Theo ông Hồ Kỳ Minh, để đạt được những chỉ tiêu này, đòi hỏi nền kinh tế thành phố phải có những chuyển biến, động lực tăng trưởng mang tính đột phá, tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế phải tăng cao. Với sự quyết tâm, nỗ lực và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, nền kinh tế Đà Nẵng có nhiều cơ hội và có đủ cở sở để hoàn thành các mục tiêu quan trọng này, trong đó cần tập trung triển khai các chủ trương và giải pháp trọng tâm. Cụ thể: 

Thứ nhất, điều chỉnh và duy trì cơ cấu kinh tế phù hợp nhất. Trong bối cảnh khu vực dịch vụ (còn khó dự đoán, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19) có thể phục hồi và tăng trưởng nhưng khó có đột phá, khu vực công nghiệp có thể phục hồi nhanh hơn và tăng trưởng nhanh ở mức cao, thành phố cần chú trọng các giải pháp phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cân đối tỷ trọng của hai khu vực dịch vụ và công nghiệp-xây dựng trong nền kinh tế. Trong đó, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp-xây dựng (bình quân trên 11%), duy trì ở mức cao tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ (bình quân trên 8,5%).

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thông tin thành phố Đà Nẵng đã xác định đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện căn bản việc chuyển đổi các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp sang những ngành, lĩnh vực có giá trị cao, với 3 trụ cột và 5 lĩnh vực mũi nhọn.

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thông tin, thành phố Đà Nẵng đã xác định đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện căn bản việc chuyển đổi các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp sang những ngành, lĩnh vực có giá trị cao, với 3 trụ cột và 5 lĩnh vực mũi nhọn.

Theo đó, giá trị tăng thêm các khu vực dịch vụ, công nghiệp-xây dựng (giá so sánh 2010) phải tăng lần lượt khoảng 1,4 lần và 1,5 lần tại năm 2025 so với năm 2021; đồng thời, ngay trong năm 2021, tăng trưởng GRPD của thành phố phải phấn đấu đạt mức trên 8,5% để cơ bản đưa nền kinh tế Đà Nẵng trở lại ngang với cuối năm 2019 (trước khi xảy ra đại dịch Covid-19), sau đó tiếp tục duy trì và phấn đấu đạt mức tăng trưởng trên 9,5% và kỳ vọng trên 10% vào năm 2025.

Thứ hai, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin được định hướng là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế Đà Nẵng. Trong đó, cụm ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông được kỳ vọng tăng trưởng nhanh và chiếm khoảng 10-15% GRDP của thành phố.

Thứ ba, duy trì khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức cao với 02 lĩnh vực mũi nhọn là du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics. Trong đó, phấn đấu cụm ngành du lịch chiếm khoảng 20%, cụm ngành logistics chiếm khoảng 15% GRDP của toàn thành phố, tiếp tục góp phần củng cố vị thế của khu vực dịch vụ sau đại dịch Covid-19, duy trì tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ trên 8,5%.

"Đối với ngành du lịch, Đà Nẵng tiếp tục xây dựng thành phố thành trung tâm du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực; định hướng tăng số lượng khách quốc tế thuộc phân khúc chất lượng cao, có khả năng chi trả cao; từng bước phục hồi và duy trì tốc độ phát triển như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Cùng với việc kiểm soát đại dịch Covid-19, thành phố sẽ triển khai kế hoạch khôi phục hoạt động du lịch. Đồng thời khuyến khích triển khai các dự án phát triển kinh tế đêm." - Ông Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh.

Thứ tư, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Theo đó, thành phố sẽ xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả, tạo sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, sinh thái, bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa nông thôn. Tập trung phát triển 3 lĩnh vực mũi nhọn chính để tạo sự tăng trưởng bền vững gồm: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; triển khai các chương trình phát triển kinh tế thủy sản bền vững, phát triển khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXII: Lấy khôi phục kinh tế làm trọng tâm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714383806 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714383806 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10