Đại hội XIII: Hoàn thiện chính sách xã hội toàn diện, hội nhập, khả thi

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII đó là tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách xã hội toàn diện, đồng bộ, hội nhập, khả thi, khắc phục chồng chéo, trùng lặp.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình đại Đại hội XIII.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Ông Dung cho biết, quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong quản lý phát triển bền vững đất nước. Chủ trương của Đảng về quản lý và phát triển xã hội, an sinh xã hội là tương đối toàn diện, phù hợp với xu hướng tiến bộ của thế giới. Chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước luôn hướng đến mục tiêu vì con người và đặt con người vào trung tâm của quá trình phát triển.

Theo ông Đào Ngọc Dung, chủ trương, đường lối, chính sách quản lý phát triển xã hội được Hiến pháp năm 2013 khẳng định quyền an sinh cho mọi người dân. Nghị quyết Trung ương 5, khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội đặt mục tiêu an sinh xã hội toàn dân, từng bước nâng cao, an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của Nhân dân; mọi người dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, vùng miền… đều có cơ hội được tham gia và thụ hưởng các thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thời gian qua, việc thực hiện quản lý phát triển xã hội đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và huy động được sự tham gia tích cực, sâu rộng của mọi tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã dành 21% ngân sách cho phúc lợi xã hội, là mức cao nhất trong số các nước ASEAN, nhờ đó đã thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, với mục tiêu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khu vực và thế giới, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; bẫy thu nhập trung bình, xu hướng già hóa dân số nhanh và tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh…

Trong khi đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ còn thấp và cơ cấu chưa hợp lý; Chất lượng việc làm thấp, tạo việc làm chưa thực sự bền vững, thu nhập chưa cao; Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn lớn, cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, nhất là nông dân và lao động khu vực phi chính thức; Kết quả giảm nghèo chưa bền vững,chênh lệch giàu -nghèo về mức sống, hưởng thụ văn hoá, tinh thần giữa các vùng, miền, nhóm đối tượng còn lớn và có xu hướng gia tăng; Nạn bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp; Và tệ nạn xã hội gây ra những bất ổn trong đời sống xã hội.

"Để vượt qua thách thức và khắc phục những hạn chế, bất cập đòi hỏi thời gian tới chúng ta phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý phát triển xã hội trên cơ sở quán triệt, cụ thể hoá quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra. Trong đó, con người là mục tiêu, động lực của phát triển và là trung tâm của chính sách xã hội; xác định rõ chính sách xã hội chăm lo cho người dân là nhiệm vụ chiến lược, là trách nhiệm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội". - ông Đào Ngọc Dung nói.

Theo ông Dung, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung xây dựng hệ thống các chính sách xã hội, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII và cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, và các chuẩn mực quốc tế bảo đảm ứng phó với các thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Đại hội XIII của Đảng đã sang ngày làm việc thứ 3.

Đại hội XIII của Đảng đã sang ngày làm việc thứ 3.

Các báo cáo và văn kiện Đại hội đã đề cập đầy đủ, toàn diệnvề định hướng quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội; để đạt mục tiêu phát triển bền vững, ông Đào Ngọc Dung đề xuất một số nhiệm vụ sau:

Một là, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo nguyên tắc bù đắp, cống hiến, đóng góp, hy sinh và công bằng; bảo đảm người có công và gia đình có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.

Hai là, tiếp tục thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tiếp cận với chuẩn nghèo đa chiều, bao trùm để hỗ trợ người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, tích hợp chính sách giảm nghèo, giảm các chính sách hỗ trợ trực tiếp, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo; thu hẹp khoảng cách về thu nhập, mức sống, điều kiện sống của người nghèo so với bình quân chung của cả nước; tập trung giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở tiếp tục đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo: giáo dục phổ thông chú trọng nâng cao dân trí, văn hoá đạo đức, hướng nghiệp từ xa; đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, trọng tâm là hiện đại hoá để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của thị trường lao độngvà phù hợp xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo nghề; phấn đấu tăng tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ lên 30% - 35 % vào năm 2025 và 40% - 45% vào năm 2030.

Bốn là, phát triển thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập; phát triển việc làm bền vững, nhất là cho thanh niên và lao động trung niên; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%; giảm lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp xuống dưới 25% vào năm 2025 và dưới 20% vào năm 2030; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả làm việc, khuyến khích, trọng dụng nhân tài.

Năm là, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt, hiện đại, chia sẻ và hội nhập; tăng hỗ trợ của Nhà nước để mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện, phấn đấu đạt tỷ lệ độ bao phủ 60% năm 2030, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân. Mở rộng và duy trì bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao chất lượng y tế cơ sở và y tế dự phòng, đặt y tế cơ sở là nền tảng để chăm sóc sức khoẻ người dân.

Sáu là, phát triển trợ giúp xã hội toàn diện, đa dạng, bao trùm, hiệu quả, phù hợp với vòng đời con người, có sự chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân; phấn đấu nâng tỷ lệ đối tượng được trợ giúp xã hội lên 3,5% dân sốvào năm 2025 và 4% vào năm 2030; phát triển và đa dạng hoá các dịch vụ trợ giúp xã hội chuyên nghiệp, nghề công tác xã hội đảm bảo nguyên tắc không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bảy là, thực hiện hiệu quả các chương trình nhà ở xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá nhà ở cho người di cư, người dân vùng chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; bảo đảm nước sạch cho người dân nông thôn; nâng cao chất lượng thông tin truyền thông cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng thể chế hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức về quản lý và phát triển xã hội. Tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách xã hội toàn diện, đồng bộ, hội nhập, khả thi, khắc phục chồng chéo, trùng lặp.

Bên cạnh đó, cần hiện đại hoá hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và tổ chức thực hiện quản lý phát triển xã hội trên cơ sở xây dựng chính phủ kiến tạo, chính phủ số là chủ thể quản lý và phục vụ Nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thống nhất số hoá cơ sở dữ liệu, xây dựng mã số an sinh xã hội.

Ngoài ra, càn tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách xã hội trên cơ sở Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tương ứng với khả năng và điều kiện phát triển kinh tế; đồng thời có khuyến khích, phát huy sự tham gia, đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp và người dân; có cơ chế khuyến khích các đối tượng khó khăn, gia đình chính sách chủ động, tích cực vươn lên thoát nghèo và làm giàu, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng.

Đồng thời, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp, khuyến khích khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ xã hội. Chủ động phản ứng chính sách trong quá trình hội nhập nhằm hạn chế rủi ro cho người dân; tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế về kỹ thuật, kinh nghiệm, đào tạo cán bộ và tài chính.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại hội XIII: Hoàn thiện chính sách xã hội toàn diện, hội nhập, khả thi tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711717021 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711717021 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10