UBND huyện Cư Kuin cho biết hiện có 545 căn nhà xây dựng trái phép trên đất của 6 công ty cà phê tại địa phương. Trong đó có nhiều cán bộ, công chức vi phạm sử dụng đất của doanh nghiệp..
>>"Những ngày không thể quên lại tô thắm văn hoá đạo đức kinh doanh của doanh nhân"
Sau thời gian UBND huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk cưỡng chế 64 hộ dân dọc Quốc lộ 27, đến nay nhiều hộ dân bị cưỡng chế giải toả đã làm đơn kiến nghị những trường họp sai phạm khác phải bị cưỡng chế giải toả để công bằng. Hiện tại còn 13 trường hợp xây nhà trái phép trên đất cà phê nằm kế bên nhưng không bị chính quyền đụng đến. Đáng chú ý sau khi UBND các xã trực thuộc huyện và các công ty cà phê rà soát thống kê thì còn đến 535 hộ dân vi phạm sử dụng đất của các công ty cà phê.
Ông Hồ Việt Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Ea Tiêu nhận định những hộ dân xây dựng trái phép dọc QL27 xảy từ lâu, qua nhiều thời kỳ, các trường hợp vi phạm đã được UBND xã Ea Tiêu đã tiến hành lập biên bản theo quy định.
“Những trường hợp này nằm trong số hàng trăm hộ xây dựng trái phép trên đất của Công ty cà phê Việt Thắng mà UBND huyện lên danh sách cưỡng chế. Hiện UBND huyện đang tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định cưỡng chế theo lộ trình”, ông Hùng nói.
Còn Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Thắng - Lê Phi Oánh giải thích cho những ngôi nhà tồn tại trái phép là những trường hợp xây dựng trên đất cà phê của công ty từ những năm 90. Các trường hợp vi phạm gần nhất là năm 2015-2016.
Nhưng các hộ dân sau khi được nhận giao khoán đều xây dựng trái phép trên đất của công ty. Công ty đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương cưỡng chế các trường hợp xây dựng dọc theo Quốc lộ 27 nhưng chỉ nhận được thông báo là đất nằm trong quy hoạch Khu đô thị Trung Hòa nên được cho phép tồn tại.
Những “thông báo” mà ông Lê Phi Oánh nói là chỉ nghe bằng tai chứ chưa có văn bản cụ thể của UBND huyện.
Theo báo cáo của Tổng Công ty cà phê Việt Nam, các đơn vị thành viên được UBND tỉnh Đăk Lăk cho thuê gần 1.000 ha, trong đó tại huyện Cư Kuin có hơn 500 ha để trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê. Tình trạng các hộ dân tự ý phân lô đất được giao khoán để xây nhà, mua bán trái phép diễn ra phổ biến tại các công ty thành viên, với gần 535 trường hợp.
Ngoài ra, theo báo cáo của Tổng Công ty cà phê Việt Nam thực trạng chiếm dụng đất tại Công ty cà phê Việt Thắng rồi phân lô rồi sang nhượng với mức giá từ 120-150 triệu đồng/m ngang mặt quốc lộ 27. Tuy nhiên đối với những hộ đã bị cưỡng chế, tự nguyện giải toả họ cho biết chỉ yêu cầu địa phương, đơn vị quản lý đất thực hiện giải toả công bằng đối với những hộ lấn chiếm khác.
Bà Nguyễn Thị Long (ngụ thôn 13, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) bức xúc cho biết gia đình là một trong 64 trường hợp bị cưỡng chế hồi tháng 5. Việc sai của gia đình bà, bà hoàn toàn chấp nhận.
“Tuy chúng tôi chấp nhận sai nhưng việc cơ quan chức năng cưỡng chế nhà này bỏ qua nhà khác là không công bằng. Đã sai phạm thì phải làm như nhau để tạo sự công bằng”, bà Long cho hay.
Một người dân khác lại cho rằng việc cưỡng chế, tháo dỡ những công trình sai phạm trên đất sản xuất của các công ty cà phê còn chưa nhất quán. Nhiều nhàbị cưỡng chế từ 5 tháng trước, nhưng lại có trường hợp một gia đình xây dựng 3 căn nhà trên đất của công ty cà phê. Trong đó 1 căn xây dựng vào năm 2021 nhưng không bị chính quyền địa phương cưỡng chế.
Như vậy, có thể hiểu việc cưỡng chế, tháo dỡ, giải toả đối với các căn nhà vi phạm sử dụng đất chưa được UBND huyện Cư Kuin thực hiện thống nhất đang gây bức xúc đối với một số hộ dân.
Có thể bạn quan tâm