Các ngân hàng đang tăng tốc giục khách hàng cập nhật khuôn mặt và căn cước công dân gắn chip để thực hiện quy định tại Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước.
>>>Ngày không tiền mặt năm 2024 - Thúc đẩy thanh toán an toàn, bảo mật
Theo Quyết định, từ 1/7, giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu một lần hoặc lũy kế trên 20 triệu mỗi ngày bắt buộc phải xác thực khuôn mặt với mẫu đã khớp với cơ sở dữ liệu tập trung về dân cư.
Theo dữ liệu của NHNN, thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng trưởng mạnh. Số lượng giao dịch thanh toán qua kênh internet và mobile bình quân giai đoạn 2021-2023 lần lượt tăng trưởng ở mức 52% và 103,3%. Đến hết 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và có 87,08% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán.
Đối với giao dịch thanh toán, hiện 70% giao dịch chuyển tiền ngân hàng là dưới 10 triệu đồng. Khoảng 11% số giao dịch chiếm hơn 11% tài khoản của ngành ngân hàng phát sinh giao dịch chuyển tiền online trên 10 triệu đồng. Số tài khoản có tổng giá trị giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 1%.
“NHNN đã cân nhắc rất kỹ để cân đối giữa xác thực mạnh chống gian lận lừa đảo nhưng cũng đảm bảo giao dịch xuyên suốt. Đây là chủ trương để bảo vệ quyền lợi khách hàng chứ không phải gây khó khăn cho người dùng", ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN cho biết tại họp báo giới thiệu chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt 16/6 do Vụ Thanh toán NHNN và báo Tuổi Trẻ tổ chức.
Đối với giao dịch ví điện tử, tỷ lệ giao dịch có giá trị trên 10 triệu là dưới 1%, theo lãnh đạo một tổ chức trung gian thanh toán. Theo đó, quy định chọn ngưỡng 10, 20 triệu đồng để bắt buộc xác thực sinh trắc học mới được thanh toán có thể khẳng định không cản trở trải nghiệm thanh toán “mượt mà” của người dùng.
>>>3 xu hướng nổi trội định hình tương lai thanh toán tại Việt Nam
Phục vụ cho tỷ lệ người dùng thấp như dữ liệu thống kê, nhưng từ phía NHTM, việc đầu tư công nghệ để đáp ứng quy định đã sẵn sàng. Không tiết lộ chi phí đầu tư, song ông Từ Tiến Phát, TGĐ ACB cho biết các ngân hàng phải đầu tư rất lớn nhưng không thể thu lại được đồng phí nào từ khách hàng. Dù vậy, việc đầu tư này đáng "đồng tiền bát gạo" bởi nó mang lại sự an toàn cho khách hàng.
Với lợi ích thấy được, kỳ vọng tránh trường hợp “đang ngủ cũng thấy tiền tài khoản bốc hơi”, việc thực hiện chủ động xác thực sinh trắc học bằng căn cước công dân gắn chip hiện đang được các ngân hàng và khách hàng triển khai.
Dẫu vậy, có một điểm cần lưu ý là chúng ta biết rằng dữ liệu sinh trắc học, CCCD, là nhân dạng, “chứng thư” của một cá nhân trong cuộc đời của một người, là tài sản cá nhân của chính người đó. Ngân hàng sử dụng dữ liệu cá nhân để phục vụ hành trình giao dịch đi đến đầu-cuối của khách hàng, là cơ hội của người dùng, nhưng phía ngân hàng cũng có lợi ích. Vậy nên, quyền hủy đồng ý thu thập và xử liệu dữ liệu cá nhân - tài sản cá nhân của khách hàng cũng phải được xác định luôn là quyền chủ động của khách hàng, và phía ngân hàng thì cần có cam kết minh bạch rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ dữ liệu. Cũng chỉ có như vậy, đầu tư đáng đồng tiền bát gạo của ngân hàng mới sinh ra giá trị lớn cho toàn xã hội, trải nghiệm hành trình giao dịch của khách hàng mới tuyệt đối mượt mà và không có nỗi lo rủi ro phát sinh trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Giải pháp bảo mật thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp
15:00, 30/05/2024
Chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh
14:29, 30/05/2024
SMEs cần đầu tư toàn diện về chuyển đổi số
00:10, 30/05/2024
DIỄN ĐÀN LOGISTICS VÙNG: Chuyển đổi số - Nền tảng phát triển logistics thông minh
23:50, 29/05/2024
Nhận diện điểm nghẽn và đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics
12:54, 29/05/2024