Đánh giá lại GDP dưới góc nhìn đa chiều

Nguyễn Việt 31/10/2019 14:58

Việc đánh giá lại quy mô GDP nhằm phản ánh xác thực quy mô, năng lực của nền kinh tế, nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Chuyên gia Kinh tế Ngô Trí Long khẳng định tại chương trình tọa đàm chính sách “Đánh giá lại quy mô GDP của nền kinh tế: Những vấn đề đặt ra từ các góc nhìn đa chiều”, tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sáng 31/10.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo ông Long, việc đánh giá đúng quy mô và tốc độ tăng chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và GRDP của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo tính đầy đủ về quy mô và so sánh quốc tế.

Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này sẽ giúp đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hóa cho giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Đảm bảo tính đầy đủ về quy mô

Đối với Việt Nam, đợt đánh giá lần này cũng không phải lần đầu cơ quan thống kê đánh giá lại quy mô nền kinh tế. Trước đó, năm 2013, Tổng cục Thống kê cũng tiến hành đánh giá lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008-2012, khi đó GDP tăng khoảng 9%. Năm đó, đơn vị này chỉ đánh giá lại ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản; thay đổi phân ngành kinh tế từ hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 sang hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam năm 2007.

Có thể bạn quan tâm

  • Đánh giá về GDP phải kèm cảnh báo "cái giá của tăng trưởng"

    09:35, 31/10/2019

  • Tính lại GDP, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược

    04:39, 27/10/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Đánh giá lại GDP và câu chuyện bản chất của nền kinh tế

    00:35, 25/10/2019

  • Làm sao duy trì GDP luôn tăng trưởng cao, lạm phát thấp?

    11:00, 03/10/2019

  • GDP 9 tháng đầu năm nay tăng cao nhất trong 9 năm qua

    11:16, 28/09/2019

  • Chủ tịch VCCI: Muốn tăng GDP thì không thể giảm giờ làm!

    16:47, 16/09/2019

  • GDP: Từ chóp đỉnh đến vực sâu!

    10:00, 18/08/2019

  • Tổng cục Thống kê: Đánh giá lại quy mô GDP không phải là “cách tính mới”

    13:05, 16/08/2019

  • PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tính lại GDP, người dân chỉ thêm nhiều lo lắng’

    14:00, 12/08/2019

“Đánh giá lại quy mô GDP lần này sẽ quét hết ở tất cả các ngành, các lĩnh vực chỉ trừ kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp vì không có khả năng thu thập thông tin. Theo kết quả sơ bộ từ Tổng cục Thống kê, sau khi đánh giá lại, quy mô GDP bình quân giai đoạn 2010-2017 tăng 25,4% mỗi năm, so với số liệu đã công bố trước đó”, ông Long cho biết. 

Với tổng quy mô kinh tế đến cuối năm 2017 đạt khoảng 220 tỷ USD, theo con số mới, quy mô GDP ước tính tăng lên 275 tỷ USD. Tính cả tốc độ tăng trưởng năm 2018 và nửa đầu năm 2019, quy mô nền kinh tế của Việt Nam đã vượt con số 300 tỷ USD. GDP bình quân đầu người của Việt Nam nhờ đó tăng lên ngưỡng 3.000 USD, thay vì 2.590 USD.   

PGS.TS Phạm Quý Thọ, nguyên trưởng khoa Chính sách công, Học viện CS & PT (Bộ KH & ĐT) cho rằng, đằng sau những tranh luận về GDP mới, những vấn đề lớn hơn được đặt ra. Cụ thể, Chính phủ, các nhà nghiên cứu và người dân đã nhận thức rõ hơn về vai trò của thể chế đối với sự thịnh vượng, phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Điều đó thúc đẩy các khuyến nghị về thay đổi cấu trúc khá sâu sắc trong đời sống kinh tế.

Các đề xuất chính sách không chỉ cố gắng để phản ánh tư duy kinh tế và các bằng chứng hiện thời về nhiều thất bại thị trường, từ thương mại quốc tế đến bảo hiểm, thị trường vốn và thị trường lao động, mà còn nhấn mạnh rằng thể chế nào, mô hình thay thế nào cho phép nền kinh tế hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Trong mô hình đó, các khuyến nghị không thể bỏ qua vai trò của quyền lực và các giải pháp cho các vấn đề bất đối xứng về quyền lực hiện hành để tái cân bằng quyền lực vì các mục tiêu kinh tế và xã hội.

“Chúng tôi khuyến nghị các cơ quan chức năng, tham mưu, các nhà nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước hay độc lập hãy tập trung làm sáng tỏ những vấn đề tồn đọng trong tăng trưởng kinh tế đã được chỉ ra vừa qua”, ông Thọ đề xuất.

Hơn thế, hãy làm rõ hơn thực chất, nội hàm của ‘Chính phủ kiến tạo’ với việc đề xuất chính sách kinh tế, các hành động của bộ máy hành chính, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, công chức, viên chức ở trung ương và địa phương hướng tới mục tăng trưởng nhanh và bền vững. Đặc biệt, đánh giá các hiệu ứng từ chính sách kinh tế của Chính phủ kiến tạo.

Còn 5 điểm băn khoăn

Việc điều chỉnh quy mô GDP lần này cuả cơ quan thống kê có một số điều điều khiến GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam băn khoăn.

Thứ nhất, kinh tế ngầm như trốn lậu thuế, không đóng BHXH… Một số doanh nghiệp cần đăng ký nhưng chưa làm hoặc có đăng ký nhưng không báo cáo. Đây rõ ràng là là hoạt động cần “nổi lên”, bằng các biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát để  tăng tính công khai, minh bạch.

Chẳng hạn, trong điều kiện ứng dụng Internet, một số người đã trốn lậu thuế vì buôn bán, trao đổi hàng hóa nhưng thỏa thuận trên không gian mạng, có thể tránh được phần nào kiểm soát của cơ quan thuế. GDP vì thế có thể tăng thêm, nhưng không phải “đoán” để đưa thêm vào GDP, khi Nhà nước vẫn chưa thu được thuế.

Nhiều chuyên gia dự đoán quy mô kinh tế ngầm tới 25-30%GDP, nhưng Tổng cục Thống kê cho rằng ít hơn. Vậy biện pháp để làm rõ quy mô của kinh tế ngầm là tăng cường công khai minh bạch, tiến nhanh trên con đường số hóa nền kinh tế (kể cả tích hợp các thông tin quản lý) và tích cực phòng chống tham nhũng khi quan chức Nhà nước “lờ” đi nhiều hoạt động bất hợp pháp để thu lợi bất chính.

Thứ hai, kinh tế bất hợp pháp như ma túy, cờ bạc, mãi dâm… Việt Nam cũng là điểm “trung chuyển” của nhiều hàng hóa bất hợp pháp, trong đó có ma túy, mại dâm xuyên quốc gia… Không kể việc khai thác khoáng sản, gỗ, đá không có phép cũng nên được coi là bất hợp pháp như cờ bạc…

Một số nước như Hà Lan, Singapore đã cho hợp pháp hóa mãi dâm, cờ bạc để quản lý, nhưng Việt Nam không chấp nhận vì trái với thuần phong mỹ tục. Gần đây một số hoạt động cá cược đang được xem xét cho “nổi” lên để có thể quản lý, giám sát và thu thuế vào Ngân sách quốc gia.

Thứ ba, kinh tế phi chính thức gồm hoạt động nhỏ lẻ, không có hợp đồng lao động. Đôi khi các nhà khoa học cũng gộp thêm các hoạt động khác như kinh tế tự sản tự tiêu và các hoạt đồng kinh tế “truyền thống” nhưng khó quản lý và gần đây là cả nhiều hoạt động “phi nông nghiệp” ở nông thôn, ven đô và cả hoạt động “khởi nghiệp” trong giai đoạn ban đầu.

Thứ tư, kinh tế tự sản tự tiêu, kinh tế hộ gia đình. Theo Tổng cục thuế, năm 2018 có tới gần 600.000 hộ kinh doanh chưa được đưa vào diện quản lý thuế, cần tăng cường trong tương lai. Đây cũng là nguyên nhân chủ quan của công tác quản lý Nhà nước cần nhanh chóng khắc phục, nhưng không nên bắt chuyển thành “doanh nghiệp”, vì kinh tế hộ nên có biện pháp đăng ký đơn giảm hơn.

Thứ năm, hoạt động kinh tế bị bỏ sót khi thu thập và xử lý dữ liệu. Đây cũng là nguyên nhân chủ quan cuả các cơ quan Nhà nước có thể sớm khắc phục.

Ngày 1/2/2019 Thủ tướng đã phê duyệt đề án Thống kê khu vực chưa quan sát được (Economic sector has not been observed, NOE), trong đó nêu năm 2020 chính thức đưa kinh tế ngầm và bất hợp pháp vào GDP. "Tôi băn khoăn về tham mưu này của Tổng cục Thống kê với Chính phủ, hoặc không khả thi hoặc dẫn đến “đoán mò”, để năm 2025 thực hiện đưa hai khu vực này sang khu vực quan sát. Ở đây có điểm băn khoăn, có lẽ không ai dám nói nước mình hết kinh tế ngầm và bất hợp pháp (ngay cả Hoa Kỳ)". -  GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái nói.  

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đánh giá lại GDP dưới góc nhìn đa chiều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO