“Đánh thức” du lịch bốn mùa tại địa phương

PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 12/11/2023 00:30

Tính mùa vụ du lịch tạo ra cả những tác động tích cực và những tác động tiêu cực, cần lưu ý những định hướng, giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của nó.

>>Du lịch bốn mùa cần sự đột phá mới

Để khắc phục tính thời điểm của du lịch địa phương, những điểm nghẽn cần được tháo gỡ chính là: đầu tư hạ tầng cơ sở du lịch; kích cầu du lịch, phát triển sản phẩm đa dạng; cải thiện chất lượng môi trường du lịch, đào tạo nguồn nhân lực. 

Tính thời vụ của hoạt động bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như yếu tố khí hậu, yếu tố tâm lý du khách, yếu tố xã hội (phong tục tập quán, thời gian rảnh của du khách, kinh tế du khách). Tuy nhiên, thời vụ du lịch bị ảnh hưởng lớn nhất bởi khí hậu.

Ảnh hưởng của khí hậu đến tính thời vụ trong du lịch

Do vị trí địa hình, địa lý, sự phân hoá khí hậu dẫn đến du lịch Việt Nam có sự khác nhau về thời gian, độ dài và cả tính chất của mùa vụ.

Tính mùa vụ ở khu vực phía Bắc được phân hoá rõ nét nhất với sự phân chia hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, tương ứng với mùa cao điểm và thấp điểm trong du lịch nội địa. Trong mùa vắng khách, các điểm, khu du lịch phía Bắc hầu như mọi hoạt động du lịch đều khá trầm lắng.

Khác với khu vực phía Bắc, khí hậu khu vực miền Nam có sự phân hóa thành hai mùa là mùa khô và mùa mưa, thuận lợi cho phát triển du lịch quanh năm. Mùa khô là mùa thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch nghỉ dưỡng nói riêng.

Tính mùa vụ du lịch tạo ra cả những tác động tích cực và những tác động tiêu cực, cần lưu ý những định hướng, giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực của nó.

Sự phát triển chưa xứng với tài nguyên vốn có

Có rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan dẫn đến du lịch nhiều địa phương hiện vẫn mang tính mùa vụ.
Nguyên nhân khách quan nằm ở các khu vực địa phương có dải bờ biển trải dài, ví dụ như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,…Theo đó, vấn đề hạ tầng giao thông vận tải (đường hàng không, đường biển và đường thủy - bộ) và khả năng tiếp cận điểm đến của du khách cũng ảnh hưởng đến sức hút của địa phương đó.

Mặt khác, theo nguyên nhân chủ quan, nhiều địa phương chưa thực sự đầu tư, chú trọng phát triển du lịch theo mùa. Những chủ trương, chính sách phát triển du lịch mới chỉ chủ yếu tập trung vào mùa cao điểm. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch theo mùa còn thiếu tính hấp dẫn, đơn điệu, chưa tập trung khai thác sản phẩm du lịch cộng đồng. Chậm khai thác các sản phẩm mới như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sức khoẻ, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, mua sắm,…vốn được xem là những loại hình đang được du khách ưa chuộng, mang đến nguồn lợi về kinh tế lớn.

 Giải chạy Marathon cung đường ven bờ Di sản vịnh Hạ Long thu hút 11.000 vận động viên tham gia trải nghiệm.

Giải chạy Marathon cung đường ven bờ Di sản vịnh Hạ Long thu hút 11.000 vận động viên tham gia trải nghiệm.

Phát huy lợi thế, “đánh thức” du lịch bốn mùa

Để khắc phục tính thời điểm của du lịch địa phương, những điểm nghẽn cần được tháo gỡ chính là: đầu tư hạ tầng cơ sở du lịch; kích cầu du lịch, phát triển sản phẩm đa dạng; cải thiện chất lượng môi trường du lịch, đào tạo nguồn nhân lực.

Cụ thể, đối với hạ tầng cơ sở du lịch, địa phương cần tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch có thế mạnh, đặc trưng, như: du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…; xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng mang đậm nét đặc trưng văn hoá truyền thống của địa phương.

Tôi lấy ví dụ, mặc dù nằm ở khu vực phía Bắc với bờ biển trải dài, ngành du lịch của Quảng Ninh đã linh hoạt chuyển mình để thích ứng, khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên và điều kiện hạ tầng sẵn có để kích cầu du lịch mùa thấp điểm, đồng thời phát triển mạnh mẽ du lịch bốn mùa. Những tháng cuối năm, Quảng Ninh tập trung phát triển các nhóm sự kiện du lịch trọng điểm, các sản phẩm du lịch sức khoẻ, du lịch tâm linh,...Trong đó, có các sự kiện đặc sắc mang đặc trưng vùng miền như: mùa vàng Bình Liêu, mùa thu Yên Tử, nghỉ dưỡng khoáng nóng Onsen Quang Hanh...

Đặc biệt, lợi thế đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đưa vào khai thác đã mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho du lịch các địa phương khu vực phía đông của tỉnh, nhất là thành phố Móng Cái, đưa địa phương này trở thành điểm đến hấp dẫn ngay cả trong dịp thu đông. Mới đây, cùng sự đồng hành của doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ninh cũng mới tổ chức giải chạy Marathon thu hút 11.000 vận động viên tham gia trải nghiệm qua những cung đường ven bờ Di sản vịnh Hạ Long. Việc phối hợp tổ chức các giải chạy tại địa phương là một hình thức mới mẻ nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc rèn luyện thể dục thể thao, đồng thời, quảng bá du lịch, đặc biệt là du lịch xanh, tạo điều kiện để du khách vừa tham quan, trải nghiệm và khám phá phong cảnh tại địa phương đó.

Bên cạnh đó, dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long cũng là một lựa chọn ưa thích của du khách kể cả trong mùa thu đông.
Cuối cùng, sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, địa phương với doanh nghiệp cũng như liên kết giữa các doanh nghiệp trong vấn đề tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến là vô cùng quan trọng. Đặc biệt chú trọng tạo ra các chuỗi sản phẩm liên địa phương đặc trưng, có chất lượng, mang tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với du khách. Mở rộng thị trường khách nội địa, khách nối tour liên tuyến liên tỉnh, từng bước khai thác thị trường khách du lịch quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Du lịch bốn mùa cần sự đột phá mới

    Du lịch bốn mùa cần sự đột phá mới

    00:30, 15/06/2023

  • Truyền thông có vai trò quan trọng để phát triển du lịch bền vững

    Truyền thông có vai trò quan trọng để phát triển du lịch bền vững

    02:00, 08/11/2023

  • 30 NĂM THÀNH LẬP DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP:

    30 NĂM THÀNH LẬP DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP: "Người đồng hành" của Du lịch Việt Nam

    21:00, 05/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Đánh thức” du lịch bốn mùa tại địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO