Đạo đức doanh nhân thấm trong văn hóa Việt

NGUYỄN VIỆT thực hiện 27/01/2022 05:31

Thế hệ doanh nhân ngày nay có thế mạnh tiếp thu nhanh khoa học công nghệ, quản trị của thế giới, nhưng phải giữ cho được văn hoá, đạo đức Việt Nam. Đó là hồn cốt Việt Nam.

>>>Đạo đức và văn hoá kinh doanh là tài sản của doanh nhân

Đây là chia sẻ của PGS. TS Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị Quốc gia HCM với DĐDN về đạo đức doanh nhân.

- Truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam góp phần tạo nên những giá trị tinh thần cho thế hệ doanh nhân ngày nay, thưa ông?

Những giá trị của văn hóa, đạo đức đã được thẩm thấu qua các thế hệ doanh nhân, kế tục truyền thống. Thế hệ doanh nhân trẻ hiện nay rất nhanh nhạy, có điều kiện tiếp thu kiến thức và biết khai thác những tiến bộ mới nhất của thế giới. Cho nên, họ có thể đóng góp nhiều cho gia đình, đất nước không chỉ có lĩnh vực kinh tế, nhiều doanh nhân đã biết đặt lợi ích đất nước, nhân dân lên trên hết và trước hết.

Thực tế, qua 36 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Và ở đó có vai trò rất lớn của các doanh nhân, đặc biệt là các doanh nhân trẻ. Nếu tầng lớp doanh nhân trẻ tiếp tục được giáo dục, tiếp thu, kế thừa những truyền thống đạo đức tốt đẹp của các thế hệ đi trước, thì họ sẽ có những đóng góp, cống hiến ngày càng lớn hơn cho nước nhà.

- Trong bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới có những biến đổi mạnh mẽ, duy trì và phát triển truyền thống đạo đức của thế hệ doanh nhân trẻ luôn phải được đặt lên như một nhiệm vụ trọng tâm, thưa ông?

Vấn đề lớn nhất hiện nay, có một bộ phận doanh nhân chưa thấy hết trách nhiệm của mình đối với dân tộc và đất nước. Ở mức độ nào đó họ đang chạy theo lợi nhuận mà quên đi mối gắn kết giữa kinh tế với văn hoá và đạo đức.

Trong khi đó, về mặt lý luận cũng như thực tiễn đã minh chứng, doanh nhân làm giàu không dựa trên nền tảng vững chắc là đạo đức, văn hoá thì đến một lúc nào đó dễ dàng bị sụp đổ. Ở góc độ quốc gia, văn hoá còn thì dân tộc còn. Ở góc độ doanh nghiệp, doanh nhân là người đứng đầu doanh nghiệp mà xây dựng được đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh vững mạnh thì doanh nghiệp đó phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, vừa qua cũng đã có một số doanh nhân bị vướng vào “vòng lao lý”. Một trong những nguyên nhân cơ bản là họ không giữ được đạo đức của người doanh nhân Việt. Giáo dục ở đây là phải xác định văn hoá là nền tảng, đạo đức là gốc. Nếu gốc không còn thì sẽ không còn gì.

 Doanh nhân kiều bào tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Chia sẻ yêu thương trong đại dịch COVID-19”. Ảnh: Xuân Khu

Doanh nhân kiều bào tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Chia sẻ yêu thương trong đại dịch COVID-19”. Ảnh: Xuân Khu

- Nhìn từ góc độ đạo đức doanh nhân, ông có thể phân tích rõ hơn về hệ quả từ việc một số doanh nhân đã vi phạm nghiêm trọng về đạo đức đẩy doanh nghiệp đến phá sản?

Thứ nhất, họ không giữ được chữ “Liêm”. Bao gồm liêm khiết, liêm sỉ, liêm chính. Liêm khiết là sự trong sạch. Liêm sỉ là biết xấu hổ nếu làm trái với lương tâm. Liêm chính là sự chính trực, làm việc đàng hoàng và minh bạch. Từ đó, họ đã tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, tác động tiêu cực đến xã hội và đất nước.

Thứ hai, suy thoái đạo đức do thiếu nhận thức. Điều căn cốt Bác Hồ đã nói rất mộc mạc “việc nước, việc nhà”. Có nghĩa, doanh nhân phải xác định làm giàu cho doanh nghiệp, đồng thời làm giàu cho đất nước và có trách nhiệm với xã hội. Nếu doanh nhân chỉ biết làm giàu cho cá nhân, gia đình mà không đóng góp cho đất nước, xã hội thì họ chưa có nền tảng và sẽ phát triển không vững chắc.

>>>Văn hóa vững kiến thiết doanh nghiệp bền

Thứ ba, sự lãng phí. Thực tế, không chỉ ở các nước nghèo mới cần tiết kiệm, các nước giàu có họ cũng rất tiết kiệm. Vấn đề này đúng với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là, cái gì có ích thì dù tốn bao nhiêu cũng phải chi. Còn cái gì không có ích thì một đồng cũng không tiêu.

Nhận thức này chưa thực sự thấm vào một bộ phận doanh nhân trẻ, khi họ mới phát triển được kinh tế, có chút giá trị thặng dư thì vung tay “vô tội vạ”, chi tiêu lãng phí.

- Ông có lời khuyên gì với thế hệ doanh nhân trẻ ngày nay?

Một là, nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Trong đó, điểm yếu là sự bồng bột, chưa nhận thức sâu sắc.

Hai là, kế tục giá trị, truyền thống tốt đẹp cha ông. Các thế hệ trước hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập dân tộc, còn thế hệ ngày nay phải có trí tuệ, năng lực, tâm huyết để làm giàu cho đất nước.

Ba là, nhận thức đúng đường lối của Đảng. Theo quan điểm của Đảng và trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Bác Hồ dạy: “Phấn đấu vì một Việt Nam hùng cường, phồn vinh, sánh vai với các cường quốc năm châu”. Khi chúng ta hội nhập thì càng phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam và quốc tế, giữ được cốt cách của người doanh nhân Việt Nam. Biết hết hợp và phát huy cả truyền thống và cái mới, cái mới là tiếp thu nhanh về khoa học công nghệ, quản trị của thế giới.

Doanh nhân phải làm giàu theo theo bản sắc, đạo đức Việt Nam. Như vậy, vừa hài hoà chung với sự phát triển và đi lên cùng thế giới, nhưng vẫn giữ được hồn cốt con người Việt Nam.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh mới

    05:52, 22/01/2023

  • Đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh trong bối cảnh mới

    17:00, 21/01/2023

  • Tầm nhìn khởi nguồn của văn hoá kinh doanh

    12:00, 13/10/2022

  • Đạo đức doanh nhân và phát triển văn hóa kinh doanh là điểm tựa quan trọng.

    00:00, 12/10/2022

  • Đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh đến ý nghĩa với quốc gia và doanh nghiệp

    18:28, 11/10/2022

  • Phát huy, xây dựng đạo đức và văn hóa kinh doanh Việt Nam

    16:57, 11/10/2022

  • Văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

    12:58, 11/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đạo đức doanh nhân thấm trong văn hóa Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO