Đạo đức kinh doanh - bài học thấm nhiều mồ hôi, công sức

Diendandoanhnghiep.vn Đạo đức kinh doanh là bài học thấm nhiều mồ hôi, công sức mà giới doanh nhân luôn phải đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ nó.

>>“Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Trung Nguyên Legend chia sẻ về đạo đức kinh doanh.

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Trung Nguyên Legend. Ảnh: Nam Anh

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Trung Nguyên Legend. Ảnh: Nam Anh

Theo doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, đạo đức kinh doanh là cuộc chiến giữa một bên là lợi nhuận nhanh chóng có thể đạt được, một bên là sự phấn đấu bền bỉ với một chữ tâm, chữ tín đã khiến cho không ít doanh nghiệp bị rơi xuống vực, nhưng cũng đưa lên đỉnh vinh quang không biết bao nhiêu doanh nhân.

Thực tế, quá trình phát triển và lớn mạnh của Trung Nguyên gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ. Nếu nói Đặng Lê Nguyên Vũ đi lên từ hai bàn tay trắng, hợp lý nhưng chưa đủ, người ta còn nhìn thấy ở ông một người có tâm, có khát vọng sục sôi không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà phải phục vụ cho lợi ích của quốc gia dân tộc.

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ từng chia sẻ: “Khi bĩ cực nhất đã phải đi vay vốn bằng chữ tín”. Vậy, chữ tín đó lấy từ đâu, xem ra có vẻ xa xỉ bởi thời đó khi Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định “xoay” nghề, mọi người đều cho là “điên hạng nặng” với ý tưởng khát khao làm giàu một cách “không tưởng”.

“Để có thể dùng “chữ tín” đi vay vốn thì trước tiên mình phải tạo được niềm tin cho người ta, mình phải tự tin là làm được thì mới làm cho người khác tin vào mình và quan trọng là phải tìm đúng đối tượng có thể giúp được mình. Niềm tin và chữ tín của mình với người khác là cái vốn lớn nhất”, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ nói.

Quan điểm này đã được doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ xây dựng nên một thương hiệu Trung Nguyên như ngày nay và nó sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng chữ “tín”.

“Thương hiệu Trung Nguyên của chúng tôi được xác định trên các giá trị lớn, đó là giá trị cốt lõi và giá trị niềm tin. Giá trị cốt lõi của chúng tôi bao gồm: Khát vọng lớn; tinh thần quốc gia; tinh thần quốc tế; Không ngừng sáng tạo, đột phá; Thực thi tốt; Tạo giá trị và phát triển bền vững. Giá trị niềm tin đó là: Cà phê đem lại sáng tạo; Cà phê là năng lượng của nền kinh tế tri thức; Cà phê làm thế giới tốt đẹp hơn…”, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ nhấn mạnh.

>>Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch

>>Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá

>>Dấu ấn văn hoá người đứng đầu

>>“Phần hồn” của doanh nghiệp

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định, lợi nhuận phải song song với trách nhiệm xã hội. Đặng Lê Nguyên Vũ không xây dựng công ty của mình theo những nguyên tắc kinh tế thuần túy, mà coi văn hóa và các giá trị cộng thêm như là chìa khóa cho sự tăng trưởng.

“Ở trong lĩnh vực kinh doanh, động lực trách nhiệm xã hội song hành với động lực kinh tế tài chính chính là biểu hiện căn bản cho quá trình hài hòa hóa nói trên, thậm chí, có nơi chốn và thời điểm động lực trách nhiệm xã hội có thể và cần thiết trở thành động lực mang tính dẫn dắt. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như là một động lực chính cho thành công lâu dài của doanh nghiệp”, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ bày tỏ.

Thực tế, từ khi ra đời và phát triển đến nay Trung Nguyên chưa một lần bị tai tiếng về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ khách hàng, trách nhiệm với người lao động, ý thức với môi trường, ý thức với xã hội, nghĩa vụ với nhà nước…

“Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần ý thức được giới hạn của cuộc sống để lựa chọn một lối sống. Theo tôi, có hai cách sống. Một là, sống theo ý mình, sống hưởng thụ. Hai là, sống có trách nhiệm. Tôi đã chọn cách thứ hai”, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ nêu quan điểm.

Cuộc đời, sự nghiệp cùng triết lý kinh doanh của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đã trở thành người dẫn đầu cho sự sáng tạo và thành công của cà phê Trung Nguyên nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng.

Với bộ óc sáng tạo, làm việc không ngừng và đội ngũ tuyệt vời của mình, Trung Nguyên đã và đang ngày càng lớn mạnh, trở thành đầu tàu, tạo mối liên hệ mật thiết giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. 

Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022.

Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. 

 

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đạo đức kinh doanh - bài học thấm nhiều mồ hôi, công sức tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713604764 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713604764 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10