Đạo làm giàu

Diendandoanhnghiep.vn Đạo làm giàu của người Việt gắn với truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ, khát vọng vươn lên, tinh thần yêu thương gắn kết gia đình - cộng đồng, trọng đạo lý, đề cao trách nhiệm xã hội.

Chia sẻ với DĐDN, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam được nuôi dưỡng và thừa kế một gia sản quý báu là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

- Thưa ông, đạo làm giàu luôn luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động của các thế hệ doanh nhân Việt Nam và cũng là điểm tựa vững chắc cho thành công của họ trên thương trường?

Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa trọng đạo đức, nhân nghĩa, đề cao công lý và lẽ phải, luôn luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết. Truyền thống văn hóa này đã thẩm thấu, lan tỏa trong các thế hệ doanh nhân Việt Nam.

>>> Đạo làm giàu trong tư tưởng Hồ Chí Minh
đội ngũ doanh nhân Việt Nam được nuôi dưỡng và thừa kế một gia sản quý báu là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

 Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đội ngũ doanh nhân Việt Nam được nuôi dưỡng và thừa kế một gia sản quý báu là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Trong lịch sử Việt Nam từ 1920 khi tầng lớp doanh nhân được hình thành trong lòng thời chiến, thuộc địa thì một trong những doanh nhân tiêu biểu khi đó là Lương Văn Can, là một trong những trí thức lớn ông đã suy nghĩ đến việc đất nước phải làm giàu, nhưng làm giàu phải có đạo. Đạo làm giàu của ông có ảnh hưởng phần nào của Nho giáo nhưng những nguyên lý cơ bản là làm giàu phải nghĩ đến điều gì, để làm gì?

Đương nhiên làm giàu trước hết phải cho mình, cho gia đình mình và từ gia đình thì phải có nghĩa vụ với cộng đồng, quốc gia. Ông đã khẳng định kinh doanh, thương mại là những nguồn lực trọng yếu của xã hội, có liên quan đến sự thịnh, suy của đất nước. Ông khái quát kinh doanh phải dựa trên lương tâm và công lý. Đó là cái Đạo làm giàu…

Cũng ở giai đoạn này,  doanh nhân Bạch Thái Bưởi luôn giương cao ngọn cờ dân tộc, khát vọng cải tạo xã hội. Trong cuộc chiến ''thương mại" đầu thế kỷ XX, ông đã đánh bại các nhà tư bản Pháp, Hoa…, mở đầu cho phong trào "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Ông đã dùng đến vũ khí mà đối thủ của mình không có, đó là tinh thần dân tộc, tinh thần đoàn kết cộng đồng của người Việt.

Hay như doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, ông đã để lại tài sản ở Hải Phòng để đi kháng chiến. Tại căn cứ kháng chiến, ông vận động nhân dân thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất để phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Ông nghiên cứu chế tạo áo đi mưa, làm thuốc ho, lương khô cho quân đội.

>>> Việt Nam đủ bản lĩnh trong đấu tranh bảo vệ biển đảo

- Đạo làm giàu của thể hệ doanh nhân thời nay đã được kế thừa và phát triển từ thế hệ đi trước, thưa ông?

Đạo làm giàu hay đạo đức doanh nhân nói cho cùng là ý thức xã hội. Ý thức mỗi con người là do nỗ lực, nhận thức cá nhân, giáo dục xã hội, nhưng có hai yếu tố quan trọng nhất tạo nên đạo đức của doanh nhân, thứ nhất là luật pháp, pháp luật là hành lang tối thiểu và thứ hai là dựa vào xã hội. 

Xã hội điều chỉnh, ủng hộ cái tốt, đấu tranh với cái xấu. Nhưng dư luận xã hội cũng phải dựa trên một cơ sở nền tảng dân trí. Cũng có khi dư luận xã hội qua mạng có thể lại đi ngược lại, ủng hộ cái xấu, chưa kể bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như chính trị, tiền bạc. Chính vì vậy phải có luật pháp tốt, dư luận xã hội tốt thì chúng ta sẽ có đạo đức tốt. Trước đây chúng ta có làng xã, hương ước thực chất chính là dư luận xã hội.

Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay đặt ra một vấn đề là các doanh nhân được hình thành từ bước khởi nghiệp là vấn đề cơ hội. Có cơ hội để làm giàu, có chí làm giàu, có tài nhưng đôi khi cơ hội, chí, tài đã vượt lên đạo đức xã hội.

Dần dần chúng ta sẽ thấy sẽ có một tầng lớp doanh nhân không dựa vào những cơ hội, những quan hệ chính trị xã hội mà dựa vào chính năng lực sản xuất, sự đầu tư về công nghệ và hạt nhân của nó là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Và quan hệ không gì bằng đặt trên một nền tảng văn hóa, văn hóa ứng xử, đối xử công bằng sự kỷ luật và đồng thời là nhân văn.

Trong bối cảnh hội nhập, đạo đức của doanh nhân phải liên quan đến những giá trị bản địa của dân tộc, lòng yêu nước, nhân ái

Trong bối cảnh hội nhập, đạo đức của doanh nhân phải liên quan đến những giá trị bản địa của dân tộc, lòng yêu nước, nhân ái

- Bối cảnh hội nhập cũng có thể tác động đến đạo làm giàu của người Việt Nam, thưa ông?

Trong bối cảnh hội nhập, đạo đức của doanh nhân một là phải liên quan đến những giá trị bản địa của dân tộc, lòng yêu nước, nhân ái. Thứ hai là thành viên quốc tế, công dân quốc tế phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tuân thủ những quy định của quốc tế đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên khi đối mặt với mặt trái, mặt tiêu cực của hội nhập, người doanh nhân cũng cần thể hiện bản lĩnh của mình để có những điều chỉnh phù hợp.

Đây cũng là vai trò của cơ quan nhà nước với tư cách là người kiến tạo, xây dựng hệ thống. Có thể có rất nhiều các mô hình khác nhau trong quan hệ nhà nước với nền kinh tế nhưng điểm quan trọng nhất là nhà nước xây dựng một hệ thống pháp luật tạo ra được những tập quán xã hội và đặc biệt là liên thông được với luật pháp quốc tế. Đạo làm giàu của người Việt sẽ là một điểm tựa quan trọng để thị trường phát triển lành mạnh, thông thoáng.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đạo làm giàu tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713294693 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713294693 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10