Các chuyên gia nhấn mạnh cần cơ chế phối hợp đào tạo lao động ASEAN đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới, không chỉ đáp ứng nhu cầu ở ASEAN, bởi ASEAN hiện là nơi sản xuất của thế giới.
>>>Cần chính sách đào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp
Phát biểu tại Hội thảo “Vai trò của Tổ chức đại diện NSDLĐ trong việc đẩy mạnh hoạt động học nghề, tập nghề tại các đơn vị sử dụng lao động”, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, đồng thời cũng gặp không ít thách thức, nhất là thách thức về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Hội thảo “Vai trò của Tổ chức đại diện NSDLĐ trong việc đẩy mạnh hoạt động học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn Giới chủ Nauy (NHO).
Do đó đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp nói chung và chất lượng hoạt động học nghề, tập nghề và đào tạo nghề tại nơi làm việc là việc tất yếu, cần phải được ưu tiên trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia khu vực Đông Nam Á”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Nhiều quốc gia có truyền thống phát triển các chương trình học nghề, tập nghề đã triển khai nhiều chính sách thu hút người sử dụng lao động tham gia ngay từ giai đoạn thiết kế, xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, còn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang tìm các giải pháp để thực hiện và nhân rộng các chương trình này, ông Hoàng Quang Phòng nhận định đây là hình thức đào tạo thực sự có hiệu quả với nhà nước, doanh nghiệp và đặc biệt là mang lại lợi ích cho người học nghề. Khi đi học nghề, người học được ký hợp đồng với doanh nghiệp, được làm việc, được học nghề, được trả lương…
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VCCI cũng cho biết, các quốc gia này phải đối mặt với một số vấn đề khi triển khai thực hiện do một bộ phận trong xã hội chưa đánh giá cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ cho giáo dục nghề nghiệp chưa thực chất và hiệu quả.
“Tại Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đang phải đương đầu với thách thức thiếu hụt lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu công nghệ đang đổi mới nhanh chóng trong khi lực lượng lao động có tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ thấp (26,2%) trong tổng số 51,6 triệu người trong lực lượng lao động”, ông Hoàng Quang Phòng cho biết.
Ông Hoàng Quang Phòng cũng khẳng định: Tổ chức đại diện Người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp tham gia và thực hiện hiệu quả các hoạt động đào tạo nghề tại doanh nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và tạo việc làm bền vững cho người lao động.
Trong bối cảnh chịu tác động kép bởi đại dịch COVID-19 và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, thị trường lao động đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong đó nổi lên hai vấn đề thách thức lớn, đó là thiếu hụt lao động có kỹ năng và các thay đổi về yêu cầu kỹ năng đối với người lao động dưới tác động của việc thay đổi công nghệ, đặc biệt là tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.
Chính vì vậy, lãnh đạo VCCI vui mừng được chào đón các chuyên gia, nhà quản lý của ASEAN và quốc tế với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ chia sẻ tích cực, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai các chương trình học nghề, tập nghề, chương trình đào tạo tại doanh nghiệp cũng như chính sách hỗ trợ ở mỗi quốc gia để các đại biểu học hỏi được các mô hình tốt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo góp phần cải thiện chất lượng nguồn lao động, đáp nhu cầu của doanh nghiệp.
Đây cũng là hoạt động thúc đẩy sự hợp tác giữa các Tổ chức đại diện Người sử dụng lao động trong trong nội khối ASEAN về lĩnh vực này.
Đồng quan điểm, bà Hilde Solbakken, Đại sứ quán Nauy tại Việt Nam khẳng định, yêu cầu hiện tại là làm sao đáp ứng được nhu cầu thị trường để Việt Nam duy trì được sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đồng thời khẳng định kỹ năng nghề đóng vai trò quan trọng giúp người lao động đáp ứng yêu cầu thị trường.
“Chúng ta nhận ra được những nghề nghiệp và tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng, giúp những người lao động ở khu vực phi chính thức tham gia vào khu vực chính thức hiệu quả”, bà Hilde Solbakken chia sẻ.
>>>Doanh nghiệp khó tiếp cận chính sách hỗ trợ đào tạo lao động
Đồng thời cho biết ở Nauy có cơ chế hợp tác ba bên giữa doanh nghiệp, công đoàn và Chính phủ để xác định những thay đổi diễn ra tại thị trường, xác định yêu cầu và theo đuổi cập nhật công nghệ để đáp ứng sự thay đổi đó.
“Sự học nghề ở doanh nghiệp luôn là mô hình hiệu quả đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. Điều quan trọng để hệ thống này thực sự hiệu quả là làm sao lựa chọn những thành viên phù hợp giúp hệ thống vận hành iệu quả. Với tư cách là các nhà sử dụng lao động giữ vai trò quan trọng để mô hình này phát triển”, Đại sứ quán Nauy tại Việt Nam nhấn mạnh.
Đặc biệt, theo bà Hilde Solbakken, cần nhìn nhận được các kỹ năng giữa các quốc gia thành viên ASEAN giữ vai trò quan trọng, làm sao công tác đào tạo nghề giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững, thể hiện sự quan tâm của các nước ASEAN với lĩnh vực đào tạo nghề.
Trong khi đó, ông Magnus Ruderaas, Giám đốc dự án, Liên đoàn Doanh nghiệp Nauy (NHO) nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp đối mặt những thách thức về vấn đề nhân lực.
“Chúng ta giúp cho người lao động có kỹ năng tốt có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bởi thị trường lao động cần bắt kịp những thay đổi. Chúng tôi đảm bảo mối quan hệ ba bên. Chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa nhu cầu năng cao kỹ năng nghề, đây cũng là yêu cầu của ASEAN. Chúng tôi mong muốn làm sao thúc đẩy mối quan hệ giữa Liên đoàn Người sử dụng lao đông ASEAN với các thành viên để trao đổi vể các thách thức cũng như những phương thức đối mặt vượt qua thách thức đó”, ông Magnus Ruderaas nhấn mạnh.
Chỉ thêm những thách thức với vấn đề lao động, bà Siriwan Romchatthong, Tổng thư ký Liên đoàn Người sử dụng lao động Thái Lan, đại diện ACE cho rằng, bên cạnh những thách thức về Covid-19 hay bất ổn địa chính chị, chúng ta phải đối mặt thay đổi của cuộc cách mạng công nghệ.
“Chúng ta bị thiếu nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của công nghệ cao, cũng như thách thức liên quan thương mại điện tử khi nó đặt ra thách thức với vấn đề con người. Chúng ta phải phối hợp để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và yêu cầu thay đổi của thị trường”, bà Siriwan Romchatthong nhận định.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp đều hiểu được ý nghĩa của các chương trình đào tạo nghề. “Rõ ràng mỗi chúng ta không thể giải quyết một mình, chúng ta phải cùng nhau trao đổi, lắng nghe, làm sao có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, giảm khoảng cách về nhu cầu cũng như thực tế cung cấp nguồn lao động. Trong chương trình đào tạo các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, giúp chương trình đào tạo được sát thực tiễn ngày càng yêu càu cao”, bà Siriwan Romchatthong nhận định.
Đặc biệt, Tổng thư ký Liên đoàn Người sử dụng lao động Thái Lan khẳng định, Chương trình hợp tác ASEAN luôn đóng vai trò quan trọng, làm sao đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động không chỉ đáp ứng nhu cầu ở ASEAN mà của các quốc gia châu Âu, bởi ASEAN hiện là nơi sản xuất của các thị trường lớn trên thế giới.
“Do đó, phải nâng cao chất lượng người lao động ở thị trường ASEAN này. Cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề lên cao hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động không chỉ của các tổ chức thành viên mà cao hơn nữa. phối hợp chặt chẽ với chính phủ các quốc gia để có chính sách phát triển phù hợp, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình này”, Tổng thư ký Liên đoàn Người sử dụng lao động Thái Lan nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
10:25, 07/12/2022
11:30, 05/12/2022
00:00, 05/12/2022
17:16, 02/12/2022