Bài báo in

Thái Nguyên: Nâng cao chỉ số “đào tạo lao động”

Kim Dung 10/10/2024 19:08

Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới, ngành LĐ-TBXH Thái Nguyên sẽ tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm...

Doanh nghiệp tư vấn cho người lao động đi làm việc theo hợp đồng lao động tại nước ngoài
Doanh nghiệp tư vấn cho người lao động đi làm việc theo hợp đồng lao động tại nước ngoài

Kết quả khảo sát thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 do VCCI công bố, chỉ số Đào tạo lao động đã có sự cải thiện khi tăng 0,62 điểm so với năm 2022, đạt 6,95 điểm, xếp thứ 4 cả nước.

Theo đánh giá của VCCI, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI luôn quan tâm tới Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bởi đây là cơ sở tham chiếu quan trọng để doanh nghiệp đánh giá môi trường đầu tư, sự năng động của chính quyền địa phương và khả năng đáp ứng nhu cầu lao động tại địa phương đó.

Cải thiện mạnh mẽ chỉ số “Đào tạo lao động”

Đó là khẳng định bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tỉnh Thái Nguyên, bà cho biết, các chính sách thu hút đầu tư tốt cùng với sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, môi trường đầu tư thân thiện, cởi mở đang là điểm cộng để nhà đầu tư tiếp tục “đổ” về Thái Nguyên. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư là vấn đề cấp thiết; trở thành bài toán để các nhà quản lý của tỉnh hoạch định những chiến lược phù hợp với thực tiễn.

Do đó, việc nâng cao chỉ số thành phần PCI “Đào tạo lao động” có ý nghĩa lớn, giúp nhà đầu tư yên tâm về lực lượng lao động để phục vụ sản xuất. Thái Nguyên duy trì nằm trong top 10 tỉnh/thành phố có chỉ số “Đào tạo lao động” cao nhất cả nước.

Để đạt được mục tiêu này, thời gian tới, ngành LĐ-TBXH Thái Nguyên sẽ tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm; thường xuyên tổ chức các hoạt tuyên truyền và trao đổi thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động; thực hiện tốt vai trò cầu nối doanh nghiệp với trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp dịch vụ việc làm có uy tín để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động.

Cùng với đó, Sở sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động điều tra, thu thập, cập nhật thông tin cầu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, dự báo thông tin thị trường lao động và tổ chức các hoạt động kết nối cung – cầu lao động sát với tình hình thực tế của tỉnh.

Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động

"Ngành lao động đã tham mưu tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có hoạt động kết nối cung cầu lao động nhằm tổng hợp, dự báo được thị trường lao động theo từng lĩnh vực, theo từng ngành nghề và dự báo được trung hạn, ngắn hạn và dài hạn kịp thời tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền để hoạch định chính sách".

Tháng cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2024 diễn ra từ ngày 24/4 - 24/5/2024, với trên 40 hoạt động GDNN, lao động, việc làm. Có 150 lượt đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, GDNN tham gia, với hơn 30.000 chỉ tiêu tuyển dụng lao động tại các phiên ngày hội việc làm...Kết nối cung - cầu cũng được thực hiện trực tuyến qua điểm cầu tại các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Tháng cao điểm được tổ chức hàng năm, nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, ngành ở địa phương và người lao động về lĩnh vực lao động - việc làm, đào tạo nghề; đẩy mạnh hoạt động sàn giao dịch việc làm, cung cấp đầy đủ, chính xác về thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước. Qua đó góp phần tạo sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, nâng cao chỉ số PCI “Đào tạo lao động” tỉnh Thái Nguyên.

Song song, Sở quan tâm, đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Về việc này, ông Mông Quốc Dũng, Giám đốc Trung tâm GDNN– Hợp tác và phát triển nguồn nhân lực Thái Nguyên cho biết, hiện các cơ sở GDNN tại Thái Nguyên đã và đang phát triển theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Thực thế cho thấy, hơn 80% số HS, SV tại Thái Nguyên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Điều này khẳng định chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động. Mục tiêu đến năm 2025 bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh; nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN, một số nghề tiếp cận trình độ Quốc gia và các nước ASEAN 4.

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu nâng cao Chỉ số PCI “Đào tạo lao động” trong giai đoạn 2023-2025 thông qua các chỉ tiêu:

• Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng lao động phổ thông tại tỉnh là dễ dàng đạt từ 75% trở lên.
• Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng cán bộ kỹ thuật tại tỉnh là dễ dàng đạt từ 50% trở lên.
• Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc tuyển dụng cán bộ quản lý, giám sát tại tỉnh là dễ dàng đạt từ 40% trở lên.
• Tỷ lệ chi phí tuyển dụng lao động trong tổng chi phí kinh doanh giảm xuống dưới 5%.
• Tỷ lệ chi phí đào tạo lao động trong tổng chi phí kinh doanh giảm xuống dưới 5%.
• Giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt đạt từ 65% trở lên.
• Tỷ lệ lao động tại doanh nghiệp đã tốt nghiệp các cơ sở GDNN đạt từ 65% trở lên.
• Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại địa phương đã qua đào tạo đạt từ 40% trở lên.
• Lao động tại địa phương đáp ứng hoàn toàn/phần lớn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp đạt từ 60% trở lên....

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Nguyên: Nâng cao chỉ số “đào tạo lao động”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO