Dấu ấn di sản: Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử

Đào Vũ 13/12/2022 08:30

Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử là nơi tiếp nối và lan toả giá trị cốt lõi của quần thể di sản Quốc gia Yên Tử, trở thành biểu tượng tiêu biểu về địa danh Du lịch Văn hoá – Tinh thần đậm hồn Việt.

>>Tìm về Non thiêng Yên tử - Dấu ấn Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử tái hiện lại giá trị di sản Văn hóa – Lịch sử dân tộc thế kỷ thứ XIII, chứa đựng hàm lượng Văn hóa đặc biệt, hoà cùng với điểm đến Yên Tử trở thành biểu tượng tiêu biểu về địa danh Du lịch Văn hoá – Tinh thần đậm hồn Việt, mang đến cho du khách những xúc cảm mạnh mẽ.

Theo dấu chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ta tìm về với di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử - nơi từng được sử sách ghi nhận là một trong tứ phúc địa của Giao Châu. Nơi đây không chỉ chứa đựng những giá trị về tự nhiên mà còn là đất phát tích của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là chiếc nôi văn hóa tâm linh của người Việt. Được tôn danh xưng “Thánh địa của Phật Giáo Việt Nam”, Yên Tử hiện nay vẫn là một trong những Trung tâm Phật Giáo lớn của cả nước.

Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử là nơi tiếp nối và lan toả giá trị cốt lõi của quần thể di sản Quốc gia Yên Tử

Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử là nơi tiếp nối và lan toả giá trị cốt lõi của quần thể di sản Quốc gia Yên Tử

Tại nơi đây, quần thể di sản văn hóa như hòa mình vào với thiên nhiên hùng vĩ. Trên hành trình ấy, ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn nữa những giá trị đó tại Trung Tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử. Sự ra đời của không gian Văn hoá đặc biệt này đã trở thành một điểm nhấn quan trọng góp phần làm giàu thêm giá trị văn hóa, lấp đầy các khoảng trống và làm sáng rõ các giá trị cốt lõi của quần thể di tích đặc biệt cấp Quốc gia, trở thành một phần không thể thiếu với mỗi du khách khi đến núi Yên Tử.

Nếu một lần được lắng nghe về hành trình đi tìm con đường kết nối di sản tại Yên Tử, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn và cảm nhận được cái hồn của dân tộc từ thế kỷ thứ XIII. Hơn hết chính là thấu hiểu một hành trình dài và đầy những gian nan của những người đã đặt nền móng cho nơi này. Họ trân trọng với thiên nhiên, tôn quý những nét đẹp Văn hóa – Tinh thần dân tộc.

Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử chính thức được đặt nền móng ý tưởng từ năm 2010 – 2011. Ban lãnh đạo Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đã có những nghiên cứu và đi tìm giá trị di sản, tổ chức các buổi tham vấn, hội thảo... làm sao tái hiện được hồn Việt và tinh thần của Thiền Phái Trúc Lâm. Năm 2018, quần thể mới chính thức đưa vào hoạt động và khai thác. Cũng ở công trình này chính là những dấu chân, là những tâm huyết của lãnh đạo và tập thể đội ngũ công ty trong suốt quá trình xây dựng từ những viên gạch đầu tiên.

Quần thể được thiết kế gắn với chữ

Quần thể được thiết kế gắn với chữ "Tâm" theo triết lý Phật giáo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Với mỗi một hành trình đi tìm dấu ấn và điển tích đều có sự tham gia đánh giá của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như Lịch sử, Văn hóa, Khảo cổ, Thiền học… tại Việt Nam. Cùng chia sẻ về chặng hành trình đầy tâm huyết đi tìm dấu tích lịch sử, anh Ngô Thanh Tùng - Ban Dự Án của Tùng Lâm cho hay, mỗi ý tưởng được đặt ra đòi hỏi tính lịch sử và giá trị Văn hóa rất cao. Các thành viên của Tùng Lâm đều rất kỳ công trong việc tìm kiếm và lựa chọn các vật liệu truyền thống. Trong đó có thể nói tới làng nghề gốm Phù Lãng, Bát Tràng…Và phải có tới rất nhiều cuộc hành trình đi tìm làng nghề truyền thống từ Yên Bái vào đến Nghệ An để tìm các nguyên liệu đá, gốm, đồng... Và cũng là hàng chục lần từng đặt thử và làm thử để có được một công trình với kiến trúc hoàn thiện như hiện nay với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

>>Thúc đẩy du lịch liên kết vùng đồng bằng sông Hồng

>>Quảng Ninh: OCOP “kết duyên” du lịch

Để có một sự tiếp nối thành công những giá trị văn hóa di sản này là cả một hành trình trăn trở, tìm kiếm công phu xuất phát từ cái tâm của Ban lãnh đạo Tùng Lâm. Đó là sự chân thành và đầy quyết tâm mà Ban lãnh đạo đã truyền lửa tới toàn bộ những người lao động trong công ty. Thông điệp không đặt giá trị lợi ích lên hàng đầu, mà chú trọng giá trị Văn hóa Tinh thần, bảo tồn di sản Văn hoá – Lịch sử và thiên nhiên.

Theo tinh thần Thiền Phật giáo tại Yên Tử đã kết nối đến các nghệ nhân, các làng nghề, giúp họ cảm nhận được tư tưởng nhân văn và giá trị của di sản trong quá trình làm nghề để dồn tâm huyết tạo ra các sản phẩm mang đậm hồn Việt, đặc trưng riêng cho quần thể hiện nay. Như một điều thần kỳ của “tâm truyền tâm”, từ ý tưởng đến thực hiện là một quá trình thấm nhuần tư tưởng của tinh thần bảo tồn di sản Văn hóa dân tộc.

Đêm hội làng được tái hiện tại không gian văn hóa Làng Nương

Đêm hội làng được tái hiện tại không gian văn hóa Làng Nương

Ông Trần Văn Long - Trưởng Ban Văn hóa dẫn chúng tôi suốt một hành trình dài của Trung tâm Văn hoá Trúc Lâm. Ông trao cho chúng tôi những cảm xúc thật đặc biệt thông qua lời kể không chỉ về tâm huyết của Tùng Lâm với từng cành cây, ngọn cỏ của mảnh đất linh thiêng này, mà còn là cả một tinh thần dân tộc. Ông Long cho biết: “Đây là công trình tái hiện lại không gian xưa của thời Trần. Vừa đơn giản, mộc mạc, vừa mạnh mẽ và thể hiện đầy đủ cái hồn của văn hóa Việt, mang những nét đặc trưng một thời với những cửa vòm mang hình ảnh Huệ Quang Kim tháp, những mái ngói như đã cũ, những bức tường dày rêu phong... Không phải ngẫu nhiên mà có những điển tích như vậy, Ban lãnh đạo cùng thành viên Ban quản lý dự án đã phải rất dày công tìm kiếm, nghiên cứu để thực hiện một cách tự nhiên nhất với mỗi hạng mục công trình.”

Những mái ngói rêu phong, cổ kính như dấn ấn của một thời, tạo không gian mang đậm Hồn Việt

Những mái ngói rêu phong, cổ kính như dấn ấn của một thời, tạo không gian mang đậm Hồn Việt

Ông Long giới thiệu cho chúng tôi về tổng thể công trình với 11 hạng mục chính rất độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được xây dựng dựa theo dấu tích “trái tim của Yên  Tử” – Huệ Quang Kim Tháp. Trong đó, nổi bật nhất chính là “Trục Tâm đạo” xuyên suốt cả công trình. Xuất phát từ Triết lý của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử “Phật tại Tâm”, đường tâm đạo này nối từ chính giữa Cổng tam quan Khai Tâm tới Cung Trúc Lâm.

Cấu trúc đặc biệt của Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử chính là Trục Tâm đạo

Cấu trúc đặc biệt của Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử chính là Trục Tâm đạo

Hai bên trục chính đạo này là hai mảng văn hóa đặc trưng rất Việt, một bên là Cung điện, được phục dựng theo phong cách triều đình thế kỷ thứ 13, Legacy Yên Tử - MGallery. Tất cả được lấy điển tích từ cung điện cổ thời Trần, cách đặt tên cho từng khuôn viên cũng được nghiên cứu lấy cảm hứng từ những điển tích xưa. Sang trọng nhưng vẫn ấm cúng và gần gũi với mọi tâm hồn mến yêu quê hương, văn hóa Việt Nam. Tại đây, ta còn được trải nghiệm các liệu pháp trị liệu thân - tâm bằng thảo dược và mạch nước nguồn Yên Tử tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Am Tuệ Tĩnh.

Am Tuệ Tĩnh trong quần thể Khu tĩnh dưỡng đẳng cấp khác biệt Legacy Yên Tử - MGallery

Am Tuệ Tĩnh trong quần thể Khu tĩnh dưỡng đẳng cấp khác biệt Legacy Yên Tử - MGallery

Một bên là Làng Nương – nơi hồn cốt của những giá giá văn hóa làng Việt cổ được thể hiện rõ nhất. Nằm trải dài cạnh dòng suối trong xanh mát lành bên bìa rừng. Lắng nghe âm thanh róc rách của khe suối, thưởng thức nhiều món ngon thực dưỡng và trải nghiệm các loại hình văn hóa dân gian phong phú như xem biểu diễn nghệ thuật của người dân tộc Dao Thanh Y, tập làm nón lá, chuồn chuồn tre, mặt nạ tre, sáo trúc, tranh dân gian Đông Hồ... Trong không gian thiên nhiên hòa quyện với các công trình kiến trúc sử dụng vật liệu của làng quê truyền thống, sẽ cho ta gợi nhớ lại đời sống văn hóa phong phú mà mộc mạc, giản dị của cha ông ta từ hàng trăm năm trước.

Trải nghiệm Văn hoá dân gian tại Làng Nương

Trải nghiệm Văn hoá dân gian của làng Việt cổ tại Làng Nương

Như ông Long chia sẻ, nếu như nói tới chứng nhân lịch sử về nơi này có lẽ phải nói tới con suối Giải Oan và Đường Tùng hơn 700 trăm năm tuổi. Và cũng như một điều tuyệt diệu của "thiên thời, địa lợi và nhân hòa", một mạch nước ngầm bắt nguồn từ lòng núi cao được phát lộ khi đào móng xây dựng Cung Trúc Lâm, sau đó được kiểm tra, đánh giá, đưa vào sử dụng trong hoạt động hàng ngày của toàn bộ quần thể Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử.

Hành trình đi tìm con đường kết nối di sản sẽ là những câu chuyện vô cùng ý nghĩa và giá trị đối với Yên Tử nói riêng và những giá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn nói chung. Trải nghiệm những giá trị văn hóa tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử là một hành trình rất trân quý, bởi ở đó có thể truyền được cái hồn cốt của dân tộc. Đặc biệt, công trình là một quần thể kiến trúc mang đến cái mới lạ nhưng gần gũi đến với du khách trong nước và quốc tế thông qua những trải nghiệm hết sức thú vị và độc đáo.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: OCOP “kết duyên” du lịch

    Quảng Ninh: OCOP “kết duyên” du lịch

    03:30, 07/12/2022

  • Tìm về Non thiêng Yên tử - Dấu ấn Phật Hoàng Trần Nhân Tông

    Tìm về Non thiêng Yên tử - Dấu ấn Phật Hoàng Trần Nhân Tông

    13:44, 24/11/2022

  • Tam Đảo và chiếc “vương miện” danh giá

    Tam Đảo và chiếc “vương miện” danh giá

    02:08, 03/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dấu ấn di sản: Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO