Đâu là mô hình chuyển đổi số hiệu quả nhất?

NGUYỄN LONG 30/05/2021 11:00

Trong công cuộc chuyển đổi số, việc xác định được mô hình chuyển đổi là điều hết sức quan trọng. Chuyển đổi số là việc làm bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm.

Chuyển đổi số có nhiều mô hình, nhưng doanh nghiệp nên chọn mô hình nào phù hợp nhất?

Chuyển đổi số có nhiều mô hình, nhưng doanh nghiệp nên chọn mô hình nào phù hợp nhất? (Ảnh: Nguyễn Long).

Tính tất yếu chuyển đổi số     

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong các tổ chức của doanh nghiệp được FPT định nghĩa là quá trình thay đổi mô hình truyền thống sang mô hình số hóa bằng việc áp dụng các công nghệ số, bao gồm: điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data).

Còn theo Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới”. Tuy nhiên, có thể với mỗi một doanh nghiệp, theo tính chất, theo cách thức vận hành khác nhau thì định nghĩa về chuyển đổi số có thể thay đổi.

Xu hướng chuyển đổi số đã hình thành từ lâu, nhưng trong bối cảnh COVID-19 dưới những thay đổi mang tính bắt buộc như dãn cách xã hội hay xu hướng làm việc tại nhà, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để duy trì hoạt động của mình. Bài toán được đặt ra lúc này không còn là chuyển đổi số hay chết, mà là chuyển đổi số như thế nào để tồn tại. Vậy đâu là mô hình phù hợp?

6 trụ cột chính

Theo ông Ngô Thanh Hiền, Giám đốc giải pháp đám mây và tự động hóa IBM Việt Nam, hiện nay có rất nhiều mô hình về chuyển đổi số.

“Tôi tâm tắc nhất với mô hình là chuyển đổi số có 6 trụ cột chính: Khách hàng, dữ liệu, công nghệ, chiến lược, vận hành và văn hóa doanh nghiệp. 6 trụ cột này sẽ có thêm 25 trụ cột con để hiện thực hoá trong chiến lược chuyển đổi số. Ngoài ra còn một mô hình nữa là DMM (Digital Maturity Model) về đánh giá sự trưởng thành số”, ông Ngô Thanh Hiền cho hay.

Ông Ngô Thanh Hiền.

Ông Ngô Thanh Hiền.

Việc áp dụng chiến lược về tự động hoá hay lên mây đó là một phần của chuyển đổi số, cụ thể nó nằm trong trụ cột về công nghệ. Áp dụng tự động hóa sẽ giúp 6 trụ cột này được triển khai, giúp mô hình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng.

Theo chia sẻ của ông Hiền, IBM là một hãng đi đầu về các giải pháp Hybrid cloud. Qua thời gian IBM nhận thấy chiến lược Hybrid cloud và multi cloud là những chiến lược rất đúng đắn, phù hợp với rất nhiều loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ. IBM hiện quan tâm đến 3 loại hình về các ứng dụng, nghiệp vụ:

Thứ nhất, các ứng dụng IBM gọi là legacy, những ứng dụng này quản lý khối lượng công việc (manage workload) rất lâu và là giải pháp sống còn của doanh nghiệp, ví dụ hệ thống core banking, hệ thống thẻ ngân hàng. Đây là những ứng dụng đã lâu đời và chúng ta tiếp tục đổi mới công nghệ.

Thứ hai, các ứng dụng được gọi là Private Cloud, đó là những ứng dụng xương sống của doanh nghiệp, lưu trữ các dữ liệu khách hàng, các dữ liệu nhạy cảm và chúng ta cần nén vào Private Cloud.

Cuối cùng có một không gian sáng tạo, gọi là Innovation, các doanh nghiệp có thể dùng Public Cloud ví dụ như những công nghệ mới như AI, blockchain, IoT.

Thực tế các doanh nghiệp đã triển khai chiến lược này rất mượt mà.

Lợi thế doanh nghiệp nhỏ

Theo Giám đốc giải pháp đám mây và tự động hóa IBM Việt Nam, doanh nghiệp càng bé thì việc tiến hành chuyển đổi số càng dễ. ” Có những doanh nghiệp chỉ có 20 nhân công nhưng họ đã số hóa toàn bộ, từ văn phòng không giấy tờ đến các quy trình đều là tự động hóa trên một workflow. Tất cả các dữ liệu vào/ra của doanh nghiệp đều được tự động hóa bằng nền tảng này”, ông Ngô Thanh Hiền cho hay.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể bắt đầu công việc CĐS và ứng dụng tự động hóa cho các công việc đơn giản nhất, ví dụ văn phòng không giấy tờ. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, quản lý tập trung các giấy tờ văn bản. Trên nền tảng đó, doanh nghiệp có thể mở rộng ra để áp dụng các công việc ví dụ như dùng robot để trả lời tin nhắn của khách hàng. “Như vậy các doanh nghiệp từ 20-50 người có thể tiết giảm chi phí, để những người có kinh nghiệm làm các việc quan trọng hơn, thay cho việc đơn giản”, ông Ngô Thanh Hiền nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số ngân hàng: Khi nào hết “nửa chừng xuân”?

    Chuyển đổi số ngân hàng: Khi nào hết “nửa chừng xuân”?

    08:33, 30/05/2021

  • Chuyển đổi số - doanh nghiệp cần chú trọng những gì?

    Chuyển đổi số - doanh nghiệp cần chú trọng những gì?

    01:44, 28/05/2021

  • Tập đoàn Austdoor và NOVAON hợp tác chuyển đổi số hệ thống quản trị nguồn lưc khách hàng

    Tập đoàn Austdoor và NOVAON hợp tác chuyển đổi số hệ thống quản trị nguồn lưc khách hàng

    12:58, 26/05/2021

  • Nền kinh tế trong thời kỳ COVID-19: Quan điểm pháp lý về việc tăng tốc chuyển đổi số

    Nền kinh tế trong thời kỳ COVID-19: Quan điểm pháp lý về việc tăng tốc chuyển đổi số

    09:21, 26/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đâu là mô hình chuyển đổi số hiệu quả nhất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO