Theo dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ sẽ có gói hỗ trợ từng nhóm trọng tâm trong nền kinh tế.
>>> Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công
Thứ nhất là gói hỗ trợ cho người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Việc “bơm tiền” trực tiếp cho nhóm đối tượng này vừa là chính sách an sinh xã hội cần thiết, vừa thúc đẩy cầu chi tiêu, giúp phục hồi sản xuất và thị trường nội địa.
Thứ hai là gói hỗ trợ doanh nghiệp qua cấp bù lãi suất.
Thứ ba, chương trình đẩy mạnh đầu tư công với ý nghĩa như Bộ trưởng Bộ tài chính đã nêu là “có tiền có hấp thụ được không? Chúng ta cần xác định đầu tư công phải đi trước”…
Đầu tư công hiện nay là ưu tiên cho kết cấu hạ tầng, trước hết cho hạ tầng giao thông, một khi cải thiện sẽ giúp bất động sản (BĐS), logistics hưởng lợi. Các khu vực này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa lớn, bởi BĐS không chỉ có tỷ lệ đóng thuế tích cực, mà còn thúc đẩy các lĩnh vực khác, như vật liệu xây dựng, xây dựng, thi công hạ tầng, nội thất, thiết kế kiến trúc, đồng thời là nền tảng mà các ngành khác trải lên để hoạt động với mặt bằng bán lẻ, thương mại, dịch vụ, văn phòng, du lịch…
Việc đi lại, giao thông thuận lợi, rút ngắn “chi phí chết”, “chi phí chìm” từ các dự án đầu tư công cho đến logistics có ý nghĩa đặc biệt đối với việc tăng giá trị doanh nghiệp và sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.
Khi có nhiều dự án được giải ngân, sẽ giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, có thu nhập thì họ sẽ tăng chi tiêu. Giá trị của đầu tư công là mang lại hệ số nhân tiền cho doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo thêm sức hút FDI.
Cùng với kế hoạch đầu tư hạ tầng số, đầu tư công nghệ, đầu tư công nói riêng và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội theo kỳ vọng cũng như mục tiêu, đang hướng đến tạo tăng trưởng chiều sâu trong dài hạn, ít nhất là trong 5-10 năm tới.
Có thể bạn quan tâm