Đầu tư hạ tầng hàng không đối mặt với sự phát triển theo tầm nhìn quy hoạch

Châu Huệ 19/12/2018 12:00

Nhu cầu phát triển hàng không ngày một tăng, một số nhà đầu tư tư nhân đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư hạ tầng hàng không.

Sức nóng từ hạ tầng hàng không đang thu hút nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia.

"Sức nóng" từ hạ tầng hàng không đang thu hút nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia.

Theo Quyết định 236/QĐ-TTg được Thủ tướng phê duyệt đầu năm 2018, đến năm 2030 trong số 28 sân bay được khai thác, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là các cửa ngõ quốc tế trọng điểm. Quyết định 236 cũng tập trung phát triển thêm các đường bay theo mô hình hoạt động “điểm - điểm”, khuyến khích mở các chuyến bay quốc tế đi và đến các cảng hàng không có nhu cầu và tiềm năng phát triển du lịch...

Dự kiến tổng nhu cầu vốn cho các dự án cảng hàng không lên tới 227.800 tỷ đồng, tương đương 14,2 tỷ USD. Trong đó, đầu tư mua máy bay 117.000 tỷ đồng (7,3 tỷ USD), đầu tư cơ sở vật chất cảng 90.000 tỷ đồng (5,6 tỷ USD).

Làn sóng đầu tư tư nhân mạnh mẽ

Có thể bạn quan tâm

  • "Cú hích" từ hạ tầng hàng không để thúc đẩy du lịch phát triển

    06:09, 13/08/2018

  • Khơi thông vốn đầu tư vào hạ tầng hàng không

    16:10, 03/08/2018

  • Vì sao đầu tư hạ tầng hàng không “nở rộ”?

    06:00, 10/05/2018

  • 6 nguyên tắc đảm bảo đầu tư có hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

    01:11, 31/03/2018

Hiện cả nước có 22 cảng hàng không hoạt động trong đó có 9 cảng hàng không quốc tế, 13 cảng hàng không nội địa. Làn sóng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cảng hàng không và hạ tầng hàng không đang diễn ra rất mạnh mẽ.  

Mới nhất là việc lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cùng Tập đoàn FLC đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải về dự án nâng cấp sân bay Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế, dự kiến nâng công suất từ 500.000 lượt hành khách hiện nay lên 10 triệu lượt vào năm 2020. Hay như việc Lào Cai xin phép triển khai dự án sân bay Sa Pa theo tiêu chuẩn 4C với tổng quy mô đầu tư lên đến 5.800 tỷ đồng. Dự án có thể tiến hành theo phương thức BOT với mục tiêu đạt công suất 1,5 triệu lượt khách/năm. Bình Thuận với dự án sây bay trị giá 5.600 tỉ đồng, Vũng Tàu với dự án sân bay Gò Găng và sân bay Lộc An để phục vụ cho Khu du lịch Hồ Tràm Strip. Trong năm 2018, nhà ga sân bay quốc tế Phú Quốc và nhà ga sân bay quốc tế Cam Ranh cũng được đưa vào khai thác.

Một trong những điển hình của gia tăng đầu tư tư nhân đã được thực hiện là Cảng hàng không Vân Đồn được đầu tư theo hình thức BOT, vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng do Tập đoàn Sungroup đầu tư trực tiếp vận hành, khai thác. Giá dịch vụ chuyên ngành hàng không tại sân bay Vân Đồn vẫn do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. 

Cần có tầm nhìn quy hoạch 

Việt Nam hiện có 4 hãng hàng không đang hoạt động Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vasco. Giai đoạn 2010-2017, thị trường vận tải hàng không Việt Nam tăng trưởng đạt mức 16,64%/năm về hành khách, 14%/năm về hàng hóa. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, vận tải hành khách đường hàng không đạt mức 24,6 triệu lượt khách, tăng 15,2%; vận tải hàng hóa đạt 176.400 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Việc tăng thêm các hãng hàng không mới và các hãng hàng không tăng chuyến bay, tăng công suất hoạt động như nêu trên sẽ tạo ra cú hích để phát triển cơ sở hạ tầng ngành hàng không. 

Như cảng hàng không Vân Đồn được GTVT phê duyệt là Cảng hàng không đạt cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của ICAO). Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn hiện đại với đường cất hạ cánh dài 3,6km, rộng 45m, có khả năng đón những loại máy bay chuyên chở hàng hoá và hành khách lớn.

Trong năm 2018, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã hoàn thành và đang triển khai xây dựng hàng loạt nhà ga tại các cảng hàng không trên cả nước để nâng công suất phục vụ hành khách.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, vận tải hàng hóa hàng không là phương tiện chủ lực trong thương mại điện tử, nhất là thương mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên, ngoài tàu bay thì hệ thống kết nối phức tạp và dịch vụ hàng hóa còn thủ công dẫn tới tốc độ và sản lượng xử lý ra vào các cảng còn rất chậm.

Tại TP HCM và toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hàng trăm ngàn doanh nghiệp, nhưng chỉ có 2 ga hàng hóa hàng không và không có nơi nào được quy hoạch cho dịch vụ hàng thương mại điện tử.

Tại Nội Bài và Hà Nội, dù có không gian rộng lớn hơn so với TP HCM nhưng cũng chưa có khu vực quy hoạch dài hạn cho hàng hóa thương mại điện tử. Hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không ngoài chi phí cao thì áp lực về mặt thời gian thông quan cũng là một áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.

Đây đang là thách thức đòi hỏi phải có giải pháp hiệu quả mang tính tầm nhìn quy hoạch để tháo gỡ điểm nghẽn này. Bởi, nếu không giải quyết sớm những thách thức về hạ tầng, ngành hàng không có thể sẽ đối mặt với sự bất cân xứng dẫn đến nguy cơ mất an toàn cũng như tình trạng hoãn, hủy chuyến tràn lan…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đầu tư hạ tầng hàng không đối mặt với sự phát triển theo tầm nhìn quy hoạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO