Nhận định Việt Nam là một kinh tế đang ở giữa đường chân trời phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng, ông Joon Suk Park - HSBC Việt Nam - cho rằng nhà đầu tư cần tầm nhìn xa.
Tại diễn đàn "Kinh doanh với Việt Nam" do Phòng Thương mại Quốc tế Dubai tổ chức vừa diễn ra mới đây, ông Joon Suk Park, Giám đốc Quốc gia Khối Kinh doanh Quốc tế, Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam - là một trong các vị khách mời tọa đàm.
Chia sẻ tại tọa đàm về tổng quan kinh tế toàn cầu, ông Joon Suk Park nhấn mạnh yếu tố lạm phát ở các nền kinh tế phát triển, trong đó, lạm phát ở Mỹ vẫn còn cao và cách rất xa mục tiêu 2%. Lạm phát ở khu vực châu Âu có tính hạ nhiệt khả quan hơn ở khoảng 2,9%. Tuy nhiên, ông cho rằng khả năng các nền kinh tế có thể hướng đến những yếu tố tích cực hơn nữa vào khoảng tháng 6, tháng 7 tới đây, trong đó, có khả năng giảm lãi suất - nới lỏng tiền tệ.
>>>Thủ tướng: Làm mới động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới
Bên cạnh đó, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là câu chuyện khác cũng đang chú ý. Trung Quốc đang giảm tăng trưởng GDP so với chính họ ở thời kỳ đỉnh cao. Những khó khăn của nền kinh tế này, với khó khăn liên quan/ xuất phát thị trường bất động sản vẫn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và bối cảnh, diễn biến của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, ở Việt Nam, đất nước đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vài thập niên gần đây và ngày càng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào mạnh mẽ, đặc biệt FDI đổ vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo để sản xuất hàng xuất khẩu.
“Năm 2023 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,05%, song mục tiêu năm nay cao hơn khoảng 6-6,5%%, xuất khẩu dự báo cũng sẽ tăng trưởng gấp đôi và bán lẻ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với trong đó động lực lớn đến từ tăng trưởng du lịch. Những dữ liệu khả quan của quý I đầu năm đặc biệt về du lịch đang cho thấy điều đó và sẽ tiếp tục thúc đẩy cho tăng trưởng GDP của Việt Nam”, ông Joon Suk Park nhận định.
Vị Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam cũng cho rằng, một trong những kỳ vọng của động lực xuất khẩu cho tăng trưởng kinh tế đang ở phía Bắc với sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư lớn. Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu vẫn có thể chậm lại cho đến tháng 6- tháng 7 năm nay khi nhu cầu hàng nhập khẩu phục hồi hoàn toàn. Cùng với đó là đóng góp của FDI nói chung và sự đầu tư vào năng lượng, bất động sản, nông nghiệp… cho dài hạn.
>>> Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần
“Việt Nam ở vị trí và vị thế vô cùng độc đáo, tương tự như Thái Lan, song chúng ta có những nhân tố để có thể đạt được các mục tiêu thu hút đầu tư, tăng trưởng cao. Bối cảnh và nền tảng phát triển của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư, các dòng vốn thăng hoa các giá trị từ kinh nghiệm trải nghiệm của mình”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Jooon cũng lưu ý giữa nguy và cơ của một nền kinh tế mở. Khi chúng ta nhìn thấy sự tăng trưởng của hôm nay, thì phải xác định không có con đường tăng trưởng nào chỉ trải toàn hoa hồng. Việt Nam hiện tại đang là thị trường hàng đầu, đang hòa nhập trong 2-3 năm nữa. Số lượng và giá trị thu hút FDI sẽ tăng lên ít nhất trong vòng 5 năm nữa. Cùng với đó là các dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII). Do đó, nhà đầu tư phải hiểu sự năng động trong bối cảnh hòa nhập, phải đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động và hiểu cơ chế năng động trên thị trường.
Một "điểm son” của Việt Nam đang là thị trường có tốc độ tiêu thụ, tiêu dùng tăng nhanh, trước 2030 có thể trở thành 1 trong 10 quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn của toàn cầu, ngang với Đức, Thái Lan. Đây chính là cơ hội của ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG và bán lẻ, siêu thị, là cơ hội của các doanh nghiệp và nhà đầu tư vào các doanh nghiệp trong nhóm ngành này.
“Đầu tư ở Việt Nam, đừng nên trễ. Bối cảnh mới cho thấy Việt Nam đang ở giữa đường chân trời phát triển. Việt Nam cũng đang ở tuyến đầu thị trường cần hợp tác, cần dòng vốn lớn. Chúng ta đi đúng nhưng cần thời gian, cần tầm nhìn trung và dài hạn”, ông nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp nhận gói đầu tư 1,3 tỷ USD từ SACE
00:26, 09/05/2024
Đầu tư công tăng tốc, liệu có lo “thổi giá” bất động sản?
11:00, 08/05/2024
Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?
05:23, 08/05/2024
Nhìn nhận lại thương mại - đầu tư giữa căng thẳng địa chính trị
15:36, 06/05/2024
3 yếu tố cốt lõi trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
00:08, 05/05/2024