DDCI Lạng Sơn: “Đột phá” từ chính quyền kiến tạo

LÊ NAM - NGUYỄN HÀ 16/06/2023 15:03

Tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.

>>>Lạng Sơn lọt TOP 30 tỉnh, thành phố có điểm PCI 2022 hàng đầu Việt Nam

Năm 2023 là năm thứ 7 tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) với kỳ vọng Chỉ số DDCI sẽ tiếp tục là một trong những giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư, góp phần nâng cao chỉ số PCI.

Với sự chuyển biến tích cực về chất lượng điều hành kinh tế giữa các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, DDCI Lạng Sơn ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị được đánh giá. Qua đó, môi trường đầu tư tại địa phương ngày càng cải thiện. Năm 2022, PCI tỉnh Lạng Sơn tăng 21 bậc so với năm 2021, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất Việt Nam.

Ông Hồ Tiến Thiệu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Hội nghị

Ông Hồ Tiến Thiệu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Hội nghị đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, nhiệm vụ giải pháp thực hiện năm 2023.

Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ông Hồ Tiến Thiệu, thứ hạng PCI năm 2022 của tỉnh Lạng Sơn xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố chính ra là áp lực cho Lạng Sơn năm 2023 và những năm tiếp theo. Do đó, việc duy trì PCI bền vững và cải thiện những Chỉ số còn thấp điểm là vấn đề cốt yếu hiện nay của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Nỗ lực xây dựng chính quyền minh bạch, cán bộ, công chức tận tâm, trách nhiệm với khát vọng đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm theo tinh thần “đổi mới - sáng tạo - minh bạch - công tâm - đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững. Đồng thời, thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đi vào thực chất và hiệu quả, tránh phô trương hình thức, chạy theo thành tích. Đối với Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong tương tác với chính quyền và phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật; cần quan tâm, tích cực trong triển khai chuyển đổi số để tiếp cận kịp thời các cơ chế, chính sách của tỉnh…

>>>Kết nối, hợp tác bền vững giữa các doanh nghiệp với tỉnh Lạng Sơn

>>>Lạng Sơn: Cải thiện môi trường đầu tư cần đi vào thực chất hỗ trợ doanh nghiệp

Khẳng định phương châm hành động của tỉnh Lạng Sơn là hành chính phục vụ. Để cải thiện năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, UBND huyện trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc cầu thị và có kế hoạch khắc phục khuyết điểm một cách cụ thể để cải thiện rõ nét hơn về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Bà Phùng Thị Thanh Nga, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, trong năm 2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ động hơn nữa trong việc tham mưu, đề xuất các giải pháp đối với các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện, Sở đang khảo sát và xây dựng Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80, trong đó ngoài 8 nội dung hỗ trợ theo Nghị định 80 thì Sở tập trung hỗ trợ về công tác chuyển đổi số, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tư vấn về pháp luật, đào tạo lao động cũng như xem xét hỗ trợ giảm lãi suất cho doanh nghiệp  nhỏ và vừa.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn trải nghiệm nền tảng Công dân số Xứ Lạng (Ảnh Lô Thùy Linh)

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn trải nghiệm nền tảng Công dân số Xứ Lạng (Ảnh Lô Thùy Linh)

Theo ông Dương Công Vĩ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, Sở Giao thông vận tải đã tích cực phối hợp tham mưu trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư thông qua những cơ chế hỗ trợ và tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp; đặc biệt  là việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với lĩnh vực ngành giao thông vận tải như: Hướng dẫn các đơn vị thủ tục pháp lý liên quan đến cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải, đầu tư xây dựng bến xe khách…

Để nâng cao chỉ số DDCI của Sở Giao thông Vận tải năm 2023, trong đó tập trung duy trì và nâng cao các chỉ số cao điểm đạt từ khá trở lên, khắc phục cải thiện chỉ số thấp điểm và ở mức trung bình, Sở ban hành Kế hoạch triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2023-2025 trong đó tập trung giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc cho biết, chúng tôi nhận thấy kết quả DDCI năm 2022 của huyện chưa đạt như kỳ vọng. Huyện đã mời đơn vị tư vấn, Hiệp hội Doanh nghiệp phân tích, đánh giá về những chỉ số thấp và giảm điểm như: Cạnh tranh bình đẳng; Tiếp cận đất đai; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp... Huyện cũng đã thành lập Chi hội Doanh nghiệp huyện để tạo mái nhà chung cho các doanh nghiệp trên địa bàn kết nối, chia sẻ cùng nhau phát triển.

Huyện Cao Lộc đang tập trung vào những giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ nhất, nghiêm túc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các nội dung liên quan đến kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đặc biệt, chú trọng cập nhật, đăng tải nhưng cơ chế, chính sách liên quan đến người dân, doanh nghiệp trên các trang điện tử của huyện. Huyện cũng mong muốn có sự tương tác giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với các cấp chính quyền. Thứ hai, nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức thực hiện, nhất là công chức tại bộ phận một cửa. Thứ ba, tổ chức đối thoại theo chuyên đề để đảm bảo có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tháo gỡ khó khăn kịp thời, triệt để. Thứ tư, tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các dự án trọng điểm của tỉnh, huyện tạo quỹ đất kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn.

Về phía doanh nghiệp, ông Hồ Phi Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn nhận định, các đơn vị “đội sổ” trong DDCI 2022 cần cầu thị, nhận thức được những hạn chế, những vấn đề chưa làm được, đặc biệt với ngành Tài nguyên và Môi trường cần cải thiện rõ nét để nâng cao chỉ số Tiếp cận đất đai trong Chỉ số PCI. Tỉnh cần có chương trình cụ thể, rõ nét và kế hoạch dài hơi để cải thiện môi trường kinh doanh, giữ được vị trí xếp hạng PCI trong thời gian tới, trong đó tỉnh tiếp tục duy trì DDCI để tạo đột phá từ chính quyền kiến tạo, mang lại hiệu quả thực chất cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị My Hương, Phó tổng giám đốc kinh doanh dịch vụ Công ty CP Hữu Nghị Xuân Cương chia sẻ, năm 2022, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn tăng 21 bậc, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố, chúng tôi đánh giá rất cao và vui mừng vì tỉnh đã có rất nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh như đẩy mạnh áp dụng hành chính công, chuyển đổi số, cửa khẩu số, đào tạo hội nhập, nâng cao tính minh bạch… thể hiện chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của tỉnh Lạng Sơn. Là doanh nghiệp tiên phong đầu tư khai thác, vận hành bến xe phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, Công ty Xuân Cương đưa ra một số giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian tới.

Thứ nhất, để giảm ùn ứ khu vực cửa khẩu thì UBND tỉnh cùng các lực lượng chức năng tại cửa khẩu cần có sự thống nhất trong vận hành, đồng bộ với nhau để giải quyêt nhanh các thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Để giải quyết căn cơ các vấn đề liên quan đến ùn tắc thì việc mở rộng hạ tầng bến bãi khu vực cửa khẩu sẽ đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền tiếp tục phát huy tính sáng tạo, tiên phong trong đối ngoại để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu; Đối với Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp mong muốn tôi ưu hệ thống cửa khẩu số, đồng bộ hệ thống các lực lượng chức năng để giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục cho doanh nghiệp. Đồng thời, tỉnh tiếp tục tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại để hỗ trợ doah nghiệp trong tỉnh tìm kiếm đối tác kinh doanh; sớm hoàn thành đoạn cao tốc đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng để đảm bảo đồng bộ hạ tầng, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp vận tải, logistics…

Có thể bạn quan tâm

  • Lạng Sơn: Được các cấp, ngành chú trọng nâng cao

    Lạng Sơn: Được các cấp, ngành chú trọng nâng cao "lượng" và "chất" OCOP

    00:56, 13/06/2023

  • Lạng Sơn: Kiến tạo để nâng cao chất lượng PCI bền vững

    Lạng Sơn: Kiến tạo để nâng cao chất lượng PCI bền vững

    00:16, 07/06/2023

  • Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ phát triển

    Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ phát triển "Make in Việt Nam"

    21:54, 14/06/2023

  • Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng

    Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng

    10:00, 07/06/2023

  • Hưng Yên: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai

    Hưng Yên: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai

    11:34, 10/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DDCI Lạng Sơn: “Đột phá” từ chính quyền kiến tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO