Để sống chung an toàn với dịch COVID-19

TUẤN VỸ 16/11/2020 05:26

Bắt đầu từ ngày 15/11, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng mức phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng từ 1 – 3 triệu đồng.

Đã hơn 02 tháng Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đó là một thông tin tốt và đáng vui mừng. Điều đó cho thấy công tác kiểm soát dịch COVID-19 của Việt Nam đang có những dấu hiệu tốt và chặt chẽ. Tất cả người nhập cảnh đều được cách ly tập trung, người dân đã hòa nhập với trạng thái “bình thường mới”.

Bộ Y tế vẫn khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện tốt “thông điệp 5K” trong đó chú trọng việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tại các địa điểm công cộng. Các biện pháp đã thể hiện sự hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn cần thắt chặt hơn nữa trong việc đeo khẩu trang của người dân khi ra ngoài bởi đã xuất hiện sự chủ quan, lơ là trong cộng đồng.

Đeo khẩu trang tại nơi công cộng là cần thiết để công tác kiểm soát dịch COVID-19 đạt hiệu quả.

Đeo khẩu trang tại nơi công cộng là cần thiết để công tác kiểm soát dịch COVID-19 đạt hiệu quả.

Bắt đầu từ ngày 15/11, người dân tại Hà Nội, TP. Hồ Chí sẽ bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng nếu như không đeo khẩu trang tại nơi công cộng theo Nghị định 117. Mức phạt được coi là khá cao trong điều kiện hiện tại khi người dân đang gặp nhiều khó khăn (mức cũ chỉ từ 100 – 300 nghìn đồng).

Và không chỉ hai địa điểm trên, các tỉnh thành khác cũng sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bắt buộc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng.

Vậy trong thời buổi hiện tại có cần thiết để nâng mức phạt người không chấp hành quy định về phòng chống dịch? Thực tế, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Con số người nhiễm bệnh cứ tăng lên hàng ngày và đã vượt qua con số hơn 54 triệu ca bệnh.

Tại Việt Nam, việc phòng chống đạt hiệu quả khi các Chỉ thị được ban hành và áp dụng triệt để. Vì thế, việc kiểm soát dịch trong giai đoạn “bình thường mới” là hết sức cần thiết để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Mỗi cá nhân đều phải nâng cao ý thức phòng bệnh cho bản thân và xã hội.

Có tuân thủ các quy định, dịch bệnh mới có thể được kiểm soát, đưa mọi hoạt động trở lại bình thường. Mọi công dân đều có thể nhìn thấy những ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh mang lại, cho nên bản thân cần phải nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công cuộc chống “giặc COVID” chung của dân tộc.

Trong giai đoạn sống chung an toàn với dịch bệnh, việc nâng cao ý thức, chấp hành các nguyên tắc chính là yếu tố then chốt để đi đến “chiến thắng”. Để làm được điều đó cần sự truyền đạt có hiệu quả và khuyến cáo thường xuyên của từng địa phương.

Trong bối cảnh sống chung an toàn với dịch, ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cần được nâng cao. Việc tăng mức xử phạt chỉ mang tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm.

Trong bối cảnh sống chung an toàn với dịch, ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng cần được nâng cao. Việc tăng mức xử phạt chỉ mang tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, việc tăng mức phạt cũng được xem là răn đe, nhắc nhớ cho các trường hợp không coi trọng việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. “Đánh vào kinh tế” sẽ khiến người dân chú ý hơn, bởi ai cũng nhận ra rằng đây là giai đoạn khó khăn.

Mức phạt sẽ là không nhiều nếu như mỗi các nhân đều ý thức được trách nhiệm của mình. Dần dà sẽ tạo thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, hữu ích hơn trong tương lai. Bởi, virus vẫn còn đâu đó trong cộng đồng.

Cùng nhìn lại Đà Nẵng trong những ngày dịch bệnh bùng phát. Thành phố đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch qua từng ngày. Mọi hoạt động của người dân đều được quán triệt để công tác ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh đạt hiệu quả.

Người dân của Đà Nẵng cũng tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng chống bệnh. Bên cạnh đó, thành phố cũng áp dụng nhiều mức hình phạt đối với những trường hợp cố ý không chấp hành.

Sau gần 02 tháng, ổ dịch Đà Nẵng đã sạch bóng COVID-19, mọi sự lại được bình thường. Đến hiện tại, thành phố Đà Nẵng vẫn duy trì công tác phòng chống dịch bệnh, đủ thấy rằng nhận thức về mức độ nguy hiểm từ dịch bệnh đã được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Kinh tế sẽ còn thiệt hại nếu như dịch bệnh quay trở lại. Cho nên từ lúc này, việc nâng cao nhận thức, tự bảo vệ sức khỏe là cấp thiết. Mọi hoạt động sẽ vẫn tiếp diễn bình thường, chỉ cần đồng bào đồng lòng chống dịch.

Hình phạt sẽ chỉ mang tính tượng trưng nếu cả cộng đồng cùng ý thức, sẽ chỉ răn đe đối với các trường hợp vi phạm. Vì một lá phổi khỏe mạnh, hãy tuân thủ những khuyến cáo để tự bảo vệ bản thân mình.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Bình, Hà Tĩnh: Bão số 13 khiến hàng trăm nhà dân bị tốc mái

    Quảng Bình, Hà Tĩnh: Bão số 13 khiến hàng trăm nhà dân bị tốc mái

    00:00, 16/11/2020

  • Người Hội An bàng hoàng khi biển lại sạt lở nghiêm trọng

    Người Hội An bàng hoàng khi biển lại sạt lở nghiêm trọng

    14:03, 15/11/2020

  • Toàn bộ bờ biển của Hội An bị sạt lở nghiêm trọng

    Toàn bộ bờ biển của Hội An bị sạt lở nghiêm trọng

    12:43, 15/11/2020

  • Thứ cực kỳ chết chóc này đã giúp Trái Đất... có sự sống

    Thứ cực kỳ chết chóc này đã giúp Trái Đất... có sự sống

    13:20, 15/11/2020

  • Báo động vi phạm đê điều tại Nam Định: Đừng để “nguy cơ” thành… thiệt hại!

    Báo động vi phạm đê điều tại Nam Định: Đừng để “nguy cơ” thành… thiệt hại!

    12:30, 15/11/2020

  • Con Cuông (Nghệ An): Nhà máy giấy Trà Lân

    Con Cuông (Nghệ An): Nhà máy giấy Trà Lân "vô tư" xả thải chưa qua xử lý ra môi trường

    12:01, 15/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Để sống chung an toàn với dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO