Đề xuất áp thuế GTGT 5% với phân bón: Doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp phân bón cho biết đã mong chờ từ nhiều năm nay để được chịu thuế GTGT, giúp kê khai và tiết giảm chi phí, nâng sức cạnh tranh.

>>>Cân nhắc việc áp thuế VAT 5% với phân bón và vật tư nông nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) trong đó có đề xuất áp thuế GTGT 5% với mặt hàng phân bón.

việc ngược đời doanh nghiệp phân bón xin chịu thuế đã diễn ra nhiều năm nay

Việc "ngược đời" doanh nghiệp phân bón xin chịu thuế đã diễn ra nhiều năm nay.

Bộ Tài chính cho biết, tại khoản 3a Điều 5 Luật Thuế GTGT hiện hành quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã kiến nghị sửa đổi quy định này do doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm, bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. 

Đồng thời, khó khăn về nguồn vốn nên doanh nghiệp không chủ động trong xuất đầu tư, mở rộng sản

Cùng với kiến nghị của doanh nghiệp sản xuất phân bón, Bộ Tài chính cũng nhận được kiến nghị của Bộ Công thương, Hiệp hội Phân bón cũng phản ánh khó khăn của doanh nghiệp sản xuất phân bón và đề nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%.

Cùng với đó, Chính phủ đã rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đề xuất nội dung kiến nghị chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện việc phân bón không chịu thuế GTGT đang gây nhiều bức xúc đối với nông dân và cả doanh nghiệp, bởi khi nằm trong nhóm không phải chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sản xuất phân bón không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng.

"Khi giá thành tăng cao, doanh nghiệp khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu, người nông dân sẽ phải mua hàng với giá cao", Bộ NNPTNT nêu trong kiến nghị.

Trên thực tế, việc ngược đời doanh nghiệp phân bón xin chịu thuế đã diễn ra nhiều năm nay, bởi khi doanh nghiệp không phải chịu thuế GTGT dẫn đến toàn bộ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Do đó, doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí khiến giá thành sản phẩm tăng, doanh nghiệp ước tính mức tăng dao động từ 5-8% tuỳ vào sản phẩm và là khi chưa có yếu tố dịch Covid-19 và tình hình xung đột trên thế giới chưa phát sinh phức tạp như hiện nay.

>>>Doanh nghiệp "thiệt đơn thiệt kép" vì nạn phân bón giả

Doanh nghiệp thậm chí cho biết, ở các nước khác, nhà sản xuất được hoàn thuế GTGT đối với toàn bộ chi phí đầu vào chịu thuế GTGT, giá thành sản phẩm xuất khẩu không bao gồm thuế GTGT của chi phí đầu vào. Do đó mà giá cả phân bón của họ sẽ cạnh tranh hơn mặt hàng phân bón của Việt Nam. Đặc biệt phân bón nhập từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philipines, Nga và Trung Đông thì phần lớn có thuế nhập khẩu bằng 0%. Điều này sẽ tăng sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Khi không phải chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sản xuất phân bón không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng.

Khi không phải chịu thuế GTGT, doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng.

Theo doanh nghiệp tính toán, giá phân bón đến tay bà con nông dân cũng bị tăng theo, kéo theo đó là chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể, do phân bón là vật tư thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 40 - 50% chi phí sản xuất. Do đó, cả nông sản của bà con cũng bị “đội” giá.

Do đó, tại lần sửa đổi này, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% đối với phân bón tại điểm b khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật nhằm giúp thúc đẩy ngành sản xuất phân bón trong nước cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu vừa thực hiện mục tiêu thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT.

Cũng theo Bộ Tài chính, kinh nghiệm quốc tế cho thấy mặt hàng phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nên chính sách thuế GTGT (hoặc thuế hàng hóa dịch vụ, thuế bán hàng) của nhiều nước được thiết kế theo hướng ưu đãi hơn so với các mặt hàng thông thường khác. Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy phát triển ngành phân bón, trong đó chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng...

Theo cơ quan này, phần lớn phân bón nhập vào Việt Nam được các nước xuất khẩu xếp vào diện chịu thuế VAT, nên doanh nghiệp của họ được hoàn thuế đầu vào và có điều kiện hạ giá bán. "Điều này gây bất lợi khi cạnh tranh với phân bón nhập khẩu", Bộ Tài chính nêu.

TS Phùng Hà, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, việc này sẽ tạo sân chơi công bằng giữa nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng bình đẳng hơn khi tham gia đấu thầu quốc tế. Mặt khác, điều chỉnh thuế sẽ giúp hạ giá phân bón, tạo điều kiện cho đầu tư vào các dự án chất lượng cao, thế hệ mới.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Văn Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân đạm và hoá chất Hà Bắc nhận định, việc áp dụng thuế GTGT 5% sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, giúp giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất áp thuế GTGT 5% với phân bón: Doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714445933 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714445933 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10