Đề xuất bố trí ngân sách Trung ương thực hiện dự án đường Vành đai 3 TP.HCM

Diendandoanhnghiep.vn Do ảnh hưởng nặng nề từ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, các địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đề xuất bố trí ngân sách Trung ương để thực hiện dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

>> Cần 156.000 tỷ đồng hoàn thiện đường Vành đai 3 TP.HCM

Đây là nội dung được đề cập trong báo cáo tổng hợp từ các ý kiến góp ý được Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) gửi UBND TP.HCM chuẩn bị báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu và phương án đầu tư đường Vành đai 3 TP.HCM.

Đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài toàn tuyến là 91,66 km đi qua 4 tỉnh, thành là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài toàn tuyến là 91,66 km đi qua 4 tỉnh, thành là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Báo cáo cho biết, đường Vành đai 3 TP.HCM là dự án lớn thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia. Đường dài hơn 90km, đi qua 4 tỉnh, thành gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Đến nay, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được các địa phương và Bộ, ngành góp ý. 

Theo kết quả nghiên cứu, đường Vành đai 3 TP.HCM giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 8 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế kế 100km/giờ, có thêm hai đường song hành hai bên. Tổng mức đầu tư là hơn 177.710 tỷ đồng.

Ở giai đoạn 1, dự án giải phóng mặt bằng cho giai đoạn hoàn chỉnh, xây dựng trước 4 làn và đường song hành hai bên với tổng mức đầu tư 83.290 tỷ đồng, được chia thành 2 dự án thành phần. Dự án thành phần 1, giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh và xây dựng đường song hành với 52.468 tỷ đồng; dự án thành phần 2, xây cao tốc 4 làn xe gần 32.908 tỷ đồng.

Quá trình lấy ý kiến, các địa phương có dự án đi qua đều thống nhất về sự cần thiết đầu tư đường Vành đai 3 TP.HCM giai đoạn 2021-2026. Tuy nhiên, để đầu tư đường Vành đai 3 TP.HCM theo phương thức đối tác công tư (PPP - hợp đồng BOT) và sử dụng nguồn vốn ngân sách của các địa phương để giải phóng mặt bằng là rất khó khăn, không thể thực hiện trong giai đoạn 2021-2026. 

Hơn nữa, thời gian hoàn vốn cho dự án kéo dài 29 năm nên khó hấp dẫn nhà đầu tư, tính khả thi chưa cao. Chi phí giải phóng mặt bằng và đường song hành hai bên của dự án rất lớn, 4 tỉnh thành chưa thể cân đối vốn ngân sách địa phương để tham gia thực hiện giai đoạn 2021-2025.

>> Vốn đâu cho dự án Vành đai 3 TP.HCM?

Do vậy, 4 địa phương thống nhất kiến nghị được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) để đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 83.290 tỷ đồng. Bao gồm, giải phóng một lần theo quy mô hoàn chỉnh, xây dựng tuyến chính cao tốc 4 làn xe (cả nút giao trên tuyến); đầu tư đường song hành hai bên. 

Hiện tuyến đường này mới hoàn thành và đưa vào khai thác 16 km đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn qua địa phận tỉnh Bình Dương.

Hiện tuyến đường này mới hoàn thành và đưa vào khai thác 16 km đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn qua địa phận tỉnh Bình Dương.

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An là những địa phương chịu thiệt hại nặng nề, nên việc bố trí vốn từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho dự án này là thiết thực nhất để giúp đỡ 4 địa phương.

Trường hợp vốn ngân sách Trung ương không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, các địa phương đề xuất Trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 46.971 tỷ đồng. Đối với phần xây lắp, các địa phương sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế.

Về phương thức thực hiện, dự án được đề xuất giao cho UBND TP.HCM là cơ quan chuẩn bị đầu tư. TP.HCM sẽ chủ trì lập, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án tổng thể, trong đó phân chia các dự án thành phần để các địa phương thực hiện.

Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã đề nghị UBND các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An có ý kiến về quy mô đầu tư và các nội dung liên quan đến hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Qua đó, các địa phương khái toán chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn đảm bảo tính khả thi thực hiện. Xem xét khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn địa phương và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án.

Hồi đầu tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã có văn bản gửi Phó thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ GTVT kiến nghị một số nội dung về chuẩn bị thực hiện dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Theo đó, tỉnh Bình Dương đã thống nhất TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tổng thể dự án và kiến nghị Thủ tướng chấp thuận giao cho Bình Dương làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh.

Để triển khai thực hiện ngay dự án thành phần đền bù mặt bằng một lần theo mặt cắt ngang hoàn chỉnh (đoạn qua địa bàn tỉnh khoảng 37.620 tỷ đồng), và xây dựng đường song hành giai đoạn 2021 - 2025 như đề xuất là vượt quá khả năng cân đối từ nguồn đầu tư công của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. 

Do đó, tỉnh Bình Dương kiến nghị giai đoạn 2021- 2025 tiếp tục khai thác theo hiện trạng đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn, kết hợp với đầu tư các cầu vượt, hầm chui thuộc dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương. Tới giai đoạn năm 2026 - 2030 sẽ đầu tư mở rộng nền đường hiện hữu và xây dựng đường song hành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất bố trí ngân sách Trung ương thực hiện dự án đường Vành đai 3 TP.HCM tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714144820 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714144820 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10