Để phòng, chống việc nhập quốc tịch thông qua hình thức mua bất động sản và chống rửa tiền, các cơ quan chức năng Việt Nam cần đưa ra các điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát tốt tình hình.
Hiện nay Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) đang lấy ý kiến dự thảo nghị định về đầu tư ra nước ngoài theo hướng ngăn chặn đầu tư bất động sản tại nước ngoài để mua quốc tịch, chống rửa tiền và các cá nhân lợi dụng để tẩu tán tài sản.
Chia sẻ riêng với DĐDN, ông Nguyễn Đức Thêm - Quản lý Kinh Doanh, Bộ phận Kinh doanh Bất động sản Nhà ở Quốc tế, Savills Hà Nội cho rằng, các cá nhân, tổ chức đầu bất động sản tại nước ngoài là điều nên làm và cần khích lệ nếu như việc đầu tư đó là minh bạch và mang lại hiểu quả kinh tế cho cá nhân, tổ chức đó và đem lại lợi ích cho quốc gia.
- Theo ông! Liệu có những mâu thuẫn nào khi mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhưng lại cấm người Việt ra nước ngoài mua nhà?
Trên thực tế việc cá nhân hay pháp nhân đầu tư ra nước ngoài đã diễn ra nhiều năm nay chứ không phải bây giờ mới diễn ra. Các cá nhân, tổ chức đầu bất động sản tại nước ngoài là điều nên làm và cần khích lệ.
Để phòng, chống việc nhập quốc tịch thông qua hình thức mua bất động sản và chống rửa tiền, tẩu tán tài sản thì các cơ quan chức năng cần đưa ra các điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát tốt tình hình và mục đích làm sao để phòng, chống được các mục đích đầu tư phạm pháp, nhưng cũng không để kìm hãm những cá nhân, pháp nhân thực sự có năng lực tài chính và có mục đích đầu tư chính đáng.
Chúng ta không nên “ngăn chặn” mà nên xây dựng các quy định chặt chẽ, cụ thể nhằm kiểm soát tốt tình hình hơn. Phải có quy định cụ thể cho từng đối tượng có mong muốn đầu tư bất động sản ra nước ngoài, các cá nhân và tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu như mục đích đầu tư thuộc diện nghi vấn, không min bạch và không có lợi cho quốc gia.
- Ông có thể đề xuất một số giải pháp để kiểm soát dòng tiền đầu tư ra nước ngoài?
Để kiểm soát tốt vấn đề này nhà nước nên nghiên cứu kỹ và đưa ra các điều kiện ràng buộc đầu tư ra nước ngoài đối với cá nhân hay pháp nhân một cách chi tiết để sao cho có lợi các bên.
Chẳng hạn ngoài việc đưa ra các quy định cho nhà đầu tư trong nước thì chúng ta nên tiếp cận các nhà quản lý chính sách của các quốc gia, các thị trường mà nhà đầu tư trong nước thường hướng đến để đầu tư bằng việc thành lập tổ chức, công ty giữa 2 thị trường chuyên thẩm định cấp phép đầu tư và kiểm soát dòng tiền của nhà đầu tư.
Nên có các quy định cụ thể về việc mua bất động sản tại nước ngoài, chẳng hạn nếu cá nhân thì được mua như thế nào, pháp nhân thì được mua như thế nào. Nên có các chính sách khuyến khích đầu tư vào các mảng khác ngoài bất động sản, ví dụ như viễn thông, y tế, nông nghiệp - vừa tăng được dòng ngoại tệ cho quốc gia mà lại đưa được nhiều hình ảnh, thương hiệu của Việt Nam ra thị trường quốc tế.
- Với các chính sách thuế thì sao thưa ông?
Các chính sách thuế đặc biệt cũng có thể tính đến và áp dụng đối với việc đầu tư ra nước ngoài tùy theo tỷ lệ đăng ký vốn đầu tư. Các ngân hàng cũng cần hỗ trợ và liên kết chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát dòng tiền đầu tư ra nước ngoài của cá nhân, tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Về cơ bản, việc cải tạo môi trường nhằm nâng cao sức hút đầu tư trong nước cũng là cách để chúng ta cạnh tranh lành mạnh vì khi môi trường đầu tư trong nước đủ tốt thì các nhà đầu tư cá nhân/ tổ chức sẽ yên tâm và tham gia các khoản đầu tư trong nước, hơn là hướng đầu tư ra nước ngoài.
- Vâng! Xin cảm ơn ông.
Có thể bạn quan tâm