Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng dầu

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Tài chính vừa có tờ trình gửi Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu.

>> Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa Luật thuế thu nhập cá nhân

Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường từ 500 - 1.000 đồng/lít/kg đối với 6 loại hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn. Cụ thể: Giảm 1.000 đồng/lít đối với xăng (trừ etanol), giảm 500 đồng/lít/kg đối với dầu diesel, dầu hỏa, mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng.

Giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng.

Mức đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội bị nhiều tác động bởi dịch COVID-19 và tình hình giá xăng dầu thế giới đang tăng cao bởi các nền kinh tế đang mở cửa trở lại, đồng thời tình hình bất ổn chính trị thế giới đang tăng cao đã tác động mạnh tới giá xăng dầu thế giới cũng như trong nước.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Minh, tổng thư ký Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết giá xăng dầu chiếm 35-40% giá cước vận tải nên khi giá tăng đã ảnh hưởng trực tiếp giá thành vận tải.

Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh khiến nhu cầu giảm, nên để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp chỉ tăng thêm 500 đồng/km (với taxi), trong khi nếu để bù đắp hết chi phí, giá cước phải tăng từ 1.200 - 1.500 đồng/km. Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng, doanh nghiệp không “sức nào chịu nổi” và phải tiếp tục tăng giá cước, nên rất mong Nhà nước đưa ra giải pháp toàn diện, bền vững, lâu dài vì không kìm giá xăng dầu thì lạm phát tăng cao và ảnh hưởng kinh tế của cả nước.

“Đặc biệt, chúng tôi rất mong chờ việc giảm thuế bảo vệ môi trường sẽ được sớm triển khai nên mạnh dạn đề xuất Chính phủ không chỉ giảm mà còn bãi bỏ và tạm dừng áp dụng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, tức là miễn giảm 100% và tính toán giảm thêm một số sắc thuế khác như thuế nhập khẩu. Bởi đây là mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, đến người dân”, ông Minh kiến nghị.

PGS-TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) nhận định, đối với xăng dầu, thuế bảo vệ môi trường có thể điều chỉnh xuống còn 3.000 đồng/lít thay vì 4.000 đồng/lít như hiện nay.

Đồng thời đưa mặt hàng này vào diện được giảm thuế giá trị gia tăng 2% như các loại hàng hóa đang được giảm thuế này để hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2022. Việc giảm một số loại thuế như trên sẽ không ảnh hưởng đến nguồn thu dài hạn nhưng có tác động ngay lập tức để giảm giá xăng, kìm chế được nguy cơ hàng hóa tăng giá mạnh.

“Tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu khoảng 40%, là gánh nặng với người dân do Việt Nam có thu nhập thấp hơn. Ví dụ so với Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người họ gấp 3 lần mình nhưng giá xăng của Việt Nam lại tương đương. Tổng thể, Việt Nam có thu nhập thấp nhưng giá xăng cao nên cần cắt giảm. Còn cắt giảm bao nhiêu, nhiều ít gì thì tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách của Bộ Tài chính. Có thể cắt giảm tỷ trọng xuống còn 20% so với mức giá hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế”, PGS-TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Trong khi đó, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), nhận định các loại thuế đánh vào xăng dầu hiện quá nhiều. Chẳng hạn, thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm đang chịu mức thuế 10% từ đầu tháng 2 đã được giảm xuống 8% nhưng xăng dầu thì lại không thuộc nhóm được giảm. Tương tự, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng là 10% cũng chưa được xem xét lại.

Song song đó, thuế bảo vệ môi trường lên đến 4.000 đồng/lít đã khiến giá xăng trong nước cao hơn nhiều quốc gia. Việc áp mức thuế “cứng” này trong các năm qua khiến cho giá xăng dù tăng hay giảm thì người tiêu dùng cũng phải gánh chịu một khoản tiền khá lớn. Ông cho rằng một số quốc gia cũng có áp thuế bảo vệ môi trường với nhiều loại hàng hóa khác nhau, nên Việt Nam cũng cần phải xem xét tương tự. Thay vì đặt mức cao với xăng dầu thì nên giảm xuống.

Tiếp tục nêu quan điểm, ông Long nhấn mạnh rằng chỉ đưa ra mức thuế theo tỷ lệ tương đối thay vì tuyệt đối như hiện tại và như đề xuất. Chẳng hạn, chỉ quy định thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 10%. Nếu trong thời gian giá xăng dầu thế giới hạ nhiệt, quay trở lại mức 20.000 đồng/lít thì thuế bảo vệ môi trường của mỗi lít xăng chỉ là 2.000 đồng; nếu xăng vẫn tiếp tục tăng lên 30.000 đồng/lít thì thuế này lên 3.000 đồng…

Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng 4 đợt là một trong những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng đầu năm 2022 tăng bình quân 1,68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,67%, trong đó: giá xăng dầu trong nước bình quân 2 tháng tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm.

Bộ Tài chính dự kiến, nếu thời gian giảm thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/4/2022, số thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ giảm sẽ khoảng 11.982 tỉ đồng. Đồng thời, nếu giá bán lẻ xăng dầu trong nước ổn định ở mức hiện tại trong 9 tháng còn lại của năm 2022 thì ước tác động của biện pháp giảm thuế giúp giảm CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,67%.

Hiện nay, mỗi lít xăng bán cho người tiêu dùng đang phải chịu nhiều loại thuế phí. Cụ thể, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, còn có một số khoản được đưa vào làm cơ sở để tính giá xăng dầu như: chi phí định mức, lợi nhuận định mức, Quỹ bình ổn giá...

Trong đó, cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế (giá xăng nhập + chi phí vận chuyển), thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON 95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (3.800 đồng với E5, 4.000 đồng với RON 95).

Trong mặt hàng xăng E5 RON 92, thuế phí chiếm 10.576 đồng/lít, tương ứng với 42,7% trong giá cơ sở, giá cơ sở hiện tại là 24.771 đồng/lít. Với xăng RON 95, thuế phí chiếm 10.942 đồng/lít, tương ứng với 43,2% trong giá cơ sở, giá cơ sở hiện tại là 25.332 đồng/lít.

Trong khi đó, với các mặt hàng dầu thì thuế phí chiếm dao động từ hơn 21% đến hơn 27%. Cụ thể, với dầu Diesel, thuế phí chiếm 5.294 đồng/lít, tương ứng với 26,1% trong giá cơ sở, mà giá cơ sở hiện tại là 20.265 đồng/lít. Với dầu hỏa, thuế phí chiếm 4.005 đồng/lít, tương ứng với 21,2% trong giá cơ sở, giá cơ sở hiện tại là 18.851 đồng/lít. Với dầu mazut, thuế phí chiếm 4.809 đồng/kg, tương ứng với 27,2% trong giá cơ sở, giá cơ sở hiện tại là 17.659 đồng/kg.

Có thể thấy, trong 4 loại thuế đánh vào mặt hàng xăng dầu thì thuế bảo vệ môi trường chiếm tỷ lệ cao nhất. Khoản này là số tiền tuyệt đối, thay vì tỷ lệ phần trăm như nhiều loại thuế khác. Vì vậy, dù giá xăng giảm sâu hay tăng mạnh thì chi phí thuế bảo vệ môi trường cho mỗi lít xăng dầu vẫn là không đổi.

Xăng dầu là nguyên nhiên liệu đầu vào của hầu hết ngành sản xuất trong nền kinh tế.

Vì vậy, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần giảm bớt chi phí tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn cho người dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng dầu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714067743 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714067743 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10