Phải khẳng định, không ai phản đối việc tăng giá điện, bởi vì trong thực tế giá điện bình quân 1.864,44 đồng/kwh đã được duy trì từ năm 2019 đến nay.
>>Tăng giá điện – Tránh để tác động ngược lại với nền kinh tế
Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào cho sản xuất điện thời gian qua như dầu, than và các chi phí khác đều đã tăng.
Cho nên, việc tăng giá điện theo quyết định của Chính phủ phân cấp cho Bộ Công Thương theo tôi là hợp lý. Tuy nhiên, có một số vấn đề cần phải đặt ra trước đề xuất tăng giá điện.
Thứ nhất, tăng với mức như thế nào, tăng từ 1.864,44 đồng/kwh lên hơn 2.500 đồng/kwh thì tăng ở mức nào là hợp lý đòi hỏi phải chi tiết ra.
Thứ hai, tăng ở thời điểm nào, vì hiện nay doanh nghiệp đang rất khó khăn, trong khi điện, xăng dầu là đầu vào của toàn xã hội. Nếu tăng không đúng thời điểm sẽ ản hưởng đến sự phát triển của sản xuất, kinh doanh nói chung và nền kinh tế nói riêng.
Thứ ba, phải giải thích phần lỗ 16.000 tỷ đồng do EVN báo cáo. Cần thẩm định việc tăng giá đến từ những yếu tố nào, chi phí đầu vào và các tính toán trong sổ sách của doanh nghiệp đưa ra có hợp lý không thì việc tăng giá mới thuyết phục. Giá thành điện đến tay người tiêu dùng cho đến nay vẫn “u u minh minh” như giá xăng dầu.
Ngành điện còn độc quyền, còn chưa có nhiều đầu mối cung ứng như ngành xăng dầu. Ngoài ra, chi tiết này khá mâu thuẫn, đó là chính sách của Việt Nam là tăng điện tái tạo, tiến tới phát thải carbon về 0 vào năm 2050.
Để dư luận “tâm phục, khẩu phục”, EVN cần phải giải thích một số vấn đề sau.
Một là, khoảng lỗ 16.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay và ước tính cả năm lỗ hơn 31.000 tỷ đồng có nguyên nhân chủ quan, khách quan ở đâu? Hay hoàn toàn do khách quan? Vấn đề này phải được làm rõ.
>>Bộ Công Thương không nghĩ đến tăng giá điện
>>Bộ Công Thương khẳng định "không tăng giá điện"
Nếu hoàn toàn do khách quan thì phải nêu rõ lỗ ở khoản nào, đơn cử đầu vào của than tăng giá hơn 3 lần, dầu chạy máy phát điện tăng cao, hay cơ cấu tiền lương, chi phí logictics chuyển tải khâu phân phân phối điện, hao hụt đường dây…
Hai là, các chuyên gia đã tìm ra một số vấn đề mà EVN cần phải chú ý. Đó là, giá bán điện sinh hoạt cho các hộ gia đình bình quân cao hơn giá bán cho công nghiệp và dịch vụ. Phải chăng việc bán như vậy đã tham gia vào việc lỗ của EVN?
Giá bán cho các ngành sản xuất kinh tế trong nước, trong đó có cả đầu tư nước ngoài thấp hơn giá thành sản xuất điện, phát điện và phân phối điện trong một thời gian dài.
Tôi nêu dẫn chứng của Hội khoa học TP. HCM, giá bán lẻ điện bình quân cho tất cả các đối tượng trên cả nước từ tháng 3/2019 là 1.864,44 đồng/kwh. Nhưng EVN đang bán lỗ cho sản xuất với giá 1.405 đồng/kwh không phải giờ cao điểm. Giờ thấp điểm bán cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ chỉ có 945 đồng/kwh, cao điểm là 2.556 đồng/kwh.
Trong khi đó, công nghiệp sản xuất sử dụng điện đến 53%, xây dựng sử dụng từ 35% đến 40%. Như vậy, hai ngành này đã chiếm khoảng 90% mức điện tiêu thụ.
Bất cập ở đây là hai ngành này có lượng tiêu thụ điện lớn, nhưng lại được mua với giá thấp thì thì việc thua lỗ của EVN là điều nhìn thấy trước. Các chuyên giá cho rằng, bán giá “mềm” cho sản xuất quá lâu, đặc biệt là thấp hơn giá điện sinh hoạt là một sự bất cập lớn của EVN.
Ngoài ra, than là một nguồn nguyên liệu đầu vào lớn nhất cho điện nhưng chúng ta đã bán than liên tục để hoàn thành kế hoạch hàng chục triệu tấn/năm. Bây giờ lại phải đi mua than đắt gấp 3,48 lần.
Loại trừ than không thể phát điện được thì bắt buộc phải mua. Tuy nhiên, than phát điện được đã bán đi, điều này cho thấy chúng ta đã không có tầm nhìn chiến lược.
Một vấn đề khác là năng lượng tái tạo. Ví dụ điển hình nhất là câu chuyện Trung Nam, trong khi doanh nghiệp này đã đầu tư đường dây để cho các đơn vị phát điện khác nhờ truyền tải đến sinh hoạt và sản xuất, thì Trung Nam và một số đơn vị khác lại đang phải “chờ” giá.
Do đó, tôi đề nghị sau khi tăng giá điện thì kiểm toán nhà nước phải vào cuộc thanh, kiểm tra chi tiết các khoản thu-chi của EVN, để đưa ra kiến nghị tăng giá ở thời điểm nào là thích hợp, nên tăng vào quý I/2023 hay đầu năm 2023.
Nhưng tôi xin nhắc lại tình hình hiện nay đang rất khó khăn. Như chúng ta đã biết, từ giữa tháng 11 cho đến thời điểm đầu tháng 12 xuất khẩu của một số nhóm ngành hàng như thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may, da giày đang gặp rất nhiều khó khăn với 41.000 công nhân phải nghỉ việc do doanh nghiệp gặp khó khăn về nguyên liệu, thị trường xuất khẩu tiêu thụ chậm.
Trong điều kiện như vậy, thì phải cân nhắc nên tăng giá điện ở thời điểm nào. Nếu bây giờ “ập vào” tăng giá sẽ gây ra sự cạnh tranh về giá của sản phẩm hàng hoá khi đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí “gay go” vào những tháng cuối năm và cả năm 2023.
Do đó, đề nghị Bộ Công Thương, Kiểm toán Nhà nước cần xem xét cụ thể, thấu đáo, chi tiết trước khi trình Thủ tướng, để làm sao khi tăng giá điện thì dư luận cảm nhận được đó là hợp lý, hợp tình và thuận với sự phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Từ đó sẽ không còn những phân vân, thắc mắc hay ý kiến về đề xuất tăng giá điện.
Chúng ta đã có các quy định về phân cấp tăng giá điện, tăng từ 2 đến 4% thì ngành điện được quyền tự quyết định. Tuy nhiên, phân quyền chỉ là một vấn đề, điều cốt lõi là sự tâm huyết của EVN với xã hội, hạch toán rõ ràng để báo cáo với các ngành sản xuất, các hộ tiêu dùng gia đình là như thế nào để nhận được sự ủng hộ thì mới là cái gốc.
Từ các phân tích trên, tôi có một số kiến nghị sau.
Thứ nhất, cần thẩm định việc tăng giá đến từ những yếu tố nào, chi phí đầu vào và các tính toán trong sổ sách của doanh nghiệp đưa ra có hợp lý không thì việc tăng giá mới thuyết phục.
Thứ hai, nếu không có cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ, có thể dẫn tới việc tăng giá không hợp lý, ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng như chi phí sinh hoạt của người dân.
Thứ ba, giá điện tái tạo đang giảm nhưng không tạo điều kiện cho các dự án điện mặt trời tải điện lên đường truyền tải để có nguồn điện sử dụng lâu dài, khuyến khích nhà đầu tư… mà lại đề xuất tăng giá điện. Đây là vấn đề lớn EVN cần cân nhắc trong đề xuất của mình.
Có thể bạn quan tâm
04:00, 04/12/2022
01:00, 01/10/2021
05:30, 16/08/2020
11:20, 22/03/2020