Đề xuất tăng tính tự chủ cho TP Thủ Đức

ĐÌNH ĐẠI 29/11/2021 11:00

Đó là góp ý của TS Trần Du Lịch tại chương trình trao đổi giữa Ban Thường vụ Thành ủy TP Thủ Đức với các chuyên gia về đề xuất cơ chế, chính sách phát triển TP Thủ Đức diễn ra mới đây.

>>>Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức thuộc TPHCM đến năm 2040

Phát biểu góp ý với lãnh đạo TP Thủ Đức, TS Trần Du Lịch bày tỏ sự đồng thuận với các đề xuất của TP Thủ Đức để có cơ chế, chính sách phát triển thuận lợi nhất. Tuy nhiên, ông cho rằng, nếu nhìn TP Thủ Đức như một động lực phát triển với tất cả lợi thế, xét về tiềm năng, vị trí và cơ hội thì cần có một sự đột phá về tư duy phát triển. Ở đó, không chỉ phát triển về kinh tế - xã hội mà còn phải là một hình mẫu về đô thị hiện đại và hiệu quả quản lý của mô hình chính quyền đô thị.

Theo chuyên gia, TP Thủ Đức không chỉ phát triển về kinh tế - xã hội mà còn phải là một hình mẫu về đô thị hiện đại và hiệu quả quản lý của mô hình chính quyền đô thị.

Theo chuyên gia, TP Thủ Đức không chỉ phát triển về kinh tế - xã hội mà còn phải là một hình mẫu về đô thị hiện đại và hiệu quả quản lý của mô hình chính quyền đô thị.

Theo TS Trần Du Lịch, TP Thủ Đức cần làm rõ lợi thế và khó khăn của mình. Ngoài các thuận lợi về vị trí địa lý và các trụ cột phát triển, TS Trần Du Lịch cho rằng, TP Thủ Đức cần đánh giá 4 vấn đề đang là trở lực cho sự phát triển.

Cụ thể là tình trạng chiếm hữu đất đai và đầu cơ đất để “thổi giá đất” trên địa bàn; sự phát triển các khu dân cư tự phát trong những năm qua dẫn đến tình trạng “da beo” về quỹ đất, gây khó khăn cho công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Bên cạnh đó, trên địa bàn TP Thủ Đức còn tồn tại nhiều dự án chưa giải quyết xong, việc khiếu kiện của người dân ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án mới. Trong khi đó, TP Thủ Đức có quy mô kinh tế chiếm đến 7% GDP của cả nước nhưng về cơ chế quản lý cũng không khác một quận.

“TP Thủ Đức phải có những đề xuất để tăng tính tự chủ trong công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư; tự chủ về ngân sách và tự chủ tổ chức bộ máy công chức nhằm tạo động lực cho cán bộ làm việc”, TS Trần Du Lịch góp ý.

>>>Giá nhà đất TP Thủ Đức tiếp tục phi mã

Còn theo GS.TS Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông, TP Thủ Đức cần lập quy hoạch mới, mang tầm thời đại; bám vào thực tiễn để tìm những thể chế phù hợp. Song song đó có trung tâm phát triển quỹ đất, chủ động tạo quỹ đất để kéo nhà đầu tư đến.

Đề cập đến tiềm năng bất động sản, GS.TS Trình Quang Phú cho rằng, TP Thủ Đức nên đột phá bằng “phá băng” bất động sản. Theo ông, TP Thủ Đức đang bị “đóng băng” khoảng 60% nguồn vốn, nằm trong 172 dự án ách tắc. Do đó, cần tháo gỡ từng dự án một, ưu tiên trước hết là dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm; đồng thời quan tâm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào địa hình ven sông…

Phát biểu kết luận tại buổi trao đổi, Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức Nguyễn Văn Hiếu cho biết, hiện TP Thủ Đức đang xây dựng Nghị quyết trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM. Nghị quyết có đề cập đến một số chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng để thúc đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối trên địa bàn.

Cùng với đó, ngoài Trung tâm kinh tế - tài chính, TP Thủ Đức cũng sẽ có Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật; đồng thời xin cơ chế để chủ động giải quyết nhanh chóng những nhu cầu và các vấn đề lớn của địa phương.

Trao đổi về vấn đề quy hoạch, ông Hiếu cho biết, TP.HCM cũng đã mời các đơn vị tư vấn nước ngoài tham gia xây dựng đồ án quy hoạch chung của TP.HCM và TP Thủ Đức, tầm nhìn đến năm 2040. Trong đó, quy hoạch đô thị của TP Thủ Đức là đô thị xanh, đô thị sáng tạo và định hướng phát triển của TP Thủ Đức là khu vực kinh tế trọng điểm, có các chức năng bổ trợ cho T.PHCM, cùng nhau phát triển để tạo ra những giá trị gia tăng mới. Ngoài ra, TP Thủ Đức cũng quan tâm đến những vị trí đất để dành cho tương lai có dư địa phát triển.

Trước đó, vào ngày 27/11, UBND TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch xây dựng đề án kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Thủ Đức (gọi tắt là đề án phát triển TP Thủ Đức).

Theo kế hoạch, đề án phát triển TP Thủ Đức phải đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù chưa được quy định hoặc khác với các quy định hiện hành. Các đề xuất phải đi vào cụ thể các lĩnh vực như chính sách nguồn nhân lực; tài chính, ngân hàng; doanh nghiệp và đầu tư; đất đai, tài nguyên môi trường; xây dựng, quy hoạch và hạ tầng đô thị… Thông qua đó nhằm kiến nghị với Trung ương tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển TP Thủ Đức.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá nhà đất TP Thủ Đức tiếp tục phi mã

    Giá nhà đất TP Thủ Đức tiếp tục phi mã

    03:00, 08/08/2021

  • Giải bài toán đất công dôi dư ở TP Thủ Đức

    Giải bài toán đất công dôi dư ở TP Thủ Đức

    06:00, 23/04/2021

  • TP Thủ Đức chính thức kiện toàn nhân sự mới

    TP Thủ Đức chính thức kiện toàn nhân sự mới

    11:32, 22/01/2021

  • TP Thủ Đức chính thức vận hành bộ máy mới!

    TP Thủ Đức chính thức vận hành bộ máy mới!

    05:41, 22/01/2021

  • TP Thủ Đức đặt mục tiêu 5 năm ngập một lần (Bài 1): Mục tiêu có khả thi?

    TP Thủ Đức đặt mục tiêu 5 năm ngập một lần (Bài 1): Mục tiêu có khả thi?

    06:00, 22/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề xuất tăng tính tự chủ cho TP Thủ Đức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO