Dệt may với EVFTA: Làm gì khi “hàng xóm” đã được ưu đãi từ lâu?

Anh Duy - Ảnh Quốc Tuấn 10/07/2019 16:03

Theo ông Phí Ngọc Trịnh, TGĐ Cty CP Tập đoàn dệt may Hồ Gươm, nhiều thị trường cạnh tranh của dệt may Việt Nam đã được hưởng ưu đãi thuế 0% từ lâu trong khi ưu đãi từ EVFTA Việt Nam chưa được hưởng.

Theo ông Phí Ngọc Trịnh, TGĐ Cty CP Tập đoàn dệt may Hồ Gươm, không thể vội mừng với những ưu đãi thuế từ EVFTA, bởi trước mắt những ưu đãi từ hiệp định chưa có hiệu lực. Trong khi đó, các quốc gia láng giếng, các thị trường cạnh tranh của dệt may Việt Nam đã được hưởng ưu đãi thuế từ lâu.

hội thảo Nhận diện cơ hội kinh doanh-Đầu tư trong bối cảnh EVFTA dự kiến sớm được thông qua.

Tại Hội thảo "Nhận diện cơ hội kinh doanh - Đầu tư trong bối cảnh EVFTA dự kiến sớm được thông qua" được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, doanh nghiệp cho rằng "chưa thể vội mừng với EVFTA". 

Myanmar, Campuchia và Lào đã được hưởng thuế 0%

Ông Phí Ngọc Định cho biết, hiện mức thuế áp dụng đối với các mặt hàng dệt may của Việt Nam vào EU trung bình mức 9,6%, khi EVFTA có hiệu lực thuế suất sẽ về 0% trong 7 năm.

Năm 2018, ngành dệt may xuất khẩu đạt 36 tỷ ra thế giới thì xuất khẩu vào EU chỉ chiếm 12%, điều này cho thấy dư địa nâng cao xuất khẩu vào thị trường này là rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cho biết “không trông chờ nhiều vào hiệp định”. 

Theo đó, TGĐ Cty CP Tập đoàn dệt may Hồ Gươm đánh giá các rào cản phi thuế quan không được xoá bỏ đây mới là điều doanh nghiệp cần phải chú trọng.

Đồng thời, cam kết giảm thuế của EVFTA chỉ được áp dụng khi mặt hàng dệt may của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ “từ vải trở đi”. “Thực tế chúng ta nhập chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc và Indonesia do đó chúng ta không thể ngay lập tức hưởng ưu đãi từ hiệp định”, ông Trịnh phân tích.

Cùng quan điểm, ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng cho rằng, ưu đãi thuế có thể khiến tình trạng hàng hoá đội mác Việt. Để khắc phục, ngành dệt may phải chủ động được nguyên liệu.

“Hiệp định này đánh đúng vào khâu yếu của chúng ta đó là về khâu dệt vải, nhuộm… Nếu chúng ta không đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ dệt vải thì sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế quan”, ông Cẩm nhấn mạnh. 

Như vậy, những cam kết tại Hiệp định sẽ khiến doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. “Đơn cử như Trung Quốc có cả chuỗi sản xuất về vải, trong khi đây lại là yếu điểm của ngành dệt may Việt. Nếu không có chuẩn bị tốt doanh nghiệp Việt sẽ bị đè bẹp ngay tại sân nhà”, ông Phí Ngọc Trịnh nhận định.

Đáng nói hơn, khi mà ưu đãi thuế từ EVFTA doanh nghiệp chưa thể tiếp cận và hưởng lợi ngay được thì những “hàng xóm” cũng là các đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt lại được hưởng ưu đãi thuế từ lâu.

“Chúng ta đã nói về công nghiệp phụ trợ cách đây 10 năm nhưng vẫn chưa phát triển được. Trong điều kiện để được hưởng ưu đãi từ EVFTA một lần nữa lại “xới” lên yêu cầu về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cụ thể là yêu cầu xuất xứ vải từ Việt Nam hoặc các thị trường trong EU. Trong khi đó, “hàng xóm” của chúng ta là Myanmar, Campuchia và Lào lại đang được hưởng 0% thuế suất hàng dệt may vào châu Âu”, TGĐ Cty CP Tập đoàn dệt may Hồ Gươm lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

  • Dệt may liên kết để tận dụng cơ hội từ EVFTA

    Dệt may liên kết để tận dụng cơ hội từ EVFTA

    00:00, 10/07/2019

  • Dệt may với EVFTA:

    Dệt may với EVFTA: "Đường cao tốc" nhưng nhiều "trạm BOT”

    15:20, 08/07/2019

  • EVFTA: Dệt may và giày dép đã được hưởng lợi ngay?

    EVFTA: Dệt may và giày dép đã được hưởng lợi ngay?

    10:41, 27/06/2019

  • Hàng dệt may sang Mexico chính thức xóa bỏ cơ chế xin cho

    Hàng dệt may sang Mexico chính thức xóa bỏ cơ chế xin cho

    00:10, 21/06/2019

  • Nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu, ngành dệt may đang gặp khó

    Nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu, ngành dệt may đang gặp khó

    18:28, 06/06/2019

  • Doanh nghiệp dệt may

    Doanh nghiệp dệt may "gánh" tác động kép khi thực thi cam kết về lao động trong CPTPP

    11:39, 05/06/2019

  • Áp lực sửa đổi quy định về lao động ngành dệt may trong CPTPP

    Áp lực sửa đổi quy định về lao động ngành dệt may trong CPTPP

    10:00, 05/06/2019

Nguy cơ trở thành “điểm trung chuyển” 

Theo ông Trịnh nhận định: “Nếu các doanh nghiệp Việt không thể tự phát triển thì Việt Nam sẽ trở thành nơi trung chuyển, các nước khác không được hưởng ưu đãi thuế với châu Âu sẽ đưa hàng sang Việt Nam, xin C/O và xuất hàng từ Việt Nam sang châu Âu. Đây là thách thức không nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam”.

Trước những thách thức đó, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS cho rằng: “Các doanh nghiệp phải phối hợp, liên kết để sử dụng nguồn vải của những thị trường có FTA với EU để được hưởng xuất xứ cộng gộp như Hàn Quốc. Hiện nay, chúng ta đang nhập của Hàn Quốc khoảng 2 tỷ USD vải/năm”, ông Cẩm cho biết.

Vấn đề thứ hai nữa là phải thu hút đầu tư nước ngoài về dệt để có nguồn vải đủ sức đáp ứng nhu cầu may xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, thu hút cũng sẽ đặt ra vấn đề về lao động. “Sự dịch chuyển của các nhà đầu tư sẽ tạo ra căng thẳng với các doanh nghiệp vì dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động. Trước hết là tình trạng khan hiếm lao động khi các doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời là những cam kết về lao động trong EVFTA. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng suất và đổi mới công nghệ”, ông Trịnh nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dệt may với EVFTA: Làm gì khi “hàng xóm” đã được ưu đãi từ lâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO