Di dời nhà máy gây ô nhiễm: Vì sao chậm tiến độ?

Diendandoanhnghiep.vn Trước nguy cơ ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn từ các nhà máy trong nội thành, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành đã được đặt ra từ năm 2008.

Để thực hiện chủ trương nêu trên, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1619/QÐ-UBND nhằm kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị vào tháng 4/2015.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, tiến độ thực hiện di dời các nhà máy diễn ra ì ạch, trong khi đó, mật độ dân số và chất lượng không khí ngày càng trở nên đáng báo động ở các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, TP.HCM.

fff

Vụ rò rỉ thủy ngân từ vụ cháy Nhà máy bóng đèn - Phích nước Rạng Đông là minh chính điển hình cho việc cần phải di dời các nhà máy, cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Đáng nói, việc chậm di dời các nhà máy, cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã tác động rất lớn tới tính mạng và sức khoẻ người dân. Việc rò rỉ thủy ngân gây độc hại đối với sức khỏe người dân từ vụ cháy Nhà máy bóng đèn - Phích nước Rạng Đông vào tháng 8/2019 ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội là một ví dụ điển hình.

Nguyên nhân của việc di dời chậm tiến độ theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông là do quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo ông Đông, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành phối hợp TP Hà Nội ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở di dời, nhưng đến nay, các cơ chế, chính sách hỗ trợ vẫn đang trong quá trình xây dựng. Các bộ, ngành chưa ban hành chính sách.

Bên cạnh đó, tâm lý chung của các doanh nghiệp đều ngại di chuyển ra ngoại thành và các tỉnh lân cận, vì người lao động phải di chuyển quá xa.

Ðáng nói là, năng lực tài chính của các đơn vị, doanh nghiệp trong diện phải di dời còn hạn chế. Khi đến địa điểm mới, các đơn vị, doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất phù hợp, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến người lao động, việc làm… đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong khi chính sách hỗ trợ còn hạn chế.

Trong một văn bản trả lời cử tri TP Hà Nội về vấn đề này mới đây, đại diện Bộ Xây dựng cũng thừa nhận việc di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoài ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô diễn ra rất chậm.

Theo lý giải từ Bộ này, việc tổ chức triển khai từ khâu lập quy hoạch, đề án di dời cho đến tổ chức thực hiện còn chậm do nhiều nguyên nhân như: Có sự thay đổi về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan ảnh hưởng tới tiến độ lập quy hoạch, đề án di dời; quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn lực, bố trí nguồn vốn thực hiện trong khi công tác di dời đỏi hòi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn; sự chủ động, phối hợp thực hiện của các cơ quan có liên quan chưa cao…

Để thực hiện được việc di dời kể trên, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng để tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tế; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh trong vùng Thủ đô trong quá trình thực hiện.

Đồng thời cũng đã có văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc điều chỉnh theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển và điều kiện, tình hình thực tế. Phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm giảm áp lực gia tăng dân số cơ học vào đô thị lớn.

Người dân mong muốn đẩy nhanh tiến độ di dời nhà máy xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoại thành.

Người dân mong muốn đẩy nhanh tiến độ di dời nhà máy xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoại thành.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, UBND TP Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời; xây dựng danh mục công trình cần di dời cụ thể, đề xuất nguyên tắc phân nhóm tiêu chí, thứ tự di dời theo các giai đoạn trên địa bàn 12 quận nội thành, xác định lộ trình và tổ chức thực hiện.

Đối với công tác di dời cơ sở y tế và giáo dục đào tạo, thực hiện quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, Bộ Y tế đang triển khai lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 18/05/2020.

Trong khi đó, Bộ GD&ĐT cũng đang triển khai lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 17/02/2021, làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo quy hoạch được duyệt.

Việc thực hiện di dời các nhà máy công nghiệp, các trường đại học ra khỏi khu dân cư và sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở công nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo trong khu vực nội đô, trên cơ sở Quy hoạch chung TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

Phân tích như trên để thấy, rõ ràng, việc di dời các cơ sở sản xuất trong khu vực nội thành không còn phù hợp quy hoạch phát triển đô thị hoặc gây ô nhiễm môi trường ra khu vực ngoại thành hay các tỉnh lân cận phù hợp quy hoạch, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển ổn định lâu dài và khai thác thêm quỹ đất đầu tư các công trình công cộng phục vụ cộng đồng là việc làm cần thiết.

Thế nhưng thực tế thì trên địa bàn nhiều quận nội thành hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc diện phải di dời nhưng đến nay vẫn “ung dung” hoạt động dù thời hạn cuối cùng 2020 đã hết.

Kết quả khảo sát thực địa được PPWG (Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân) công bố mới đây cho thấy, trong số 39 nhà máy thuộc dạng di dời ghi trong danh sách kèm theo Công văn số QHKT/8/2011 của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội ở hai quận Hai Bà Trưng và Thanh Xuân, mới có 21 nhà máy hoàn tất di dời và như vậy vẫn còn 18 nhà máy chưa thể di dời đúng tiến độ.

Cho ý kiến về vấn đề này, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, cùng với Hà Nội, thời gian qua các địa phương trên cả nước đã thực hiện di dời được nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường, tập trung đông người ra ngoài đô thị; tạo nguồn lực tài chính để thực hiện di dời và từ đây tạo được quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng; đầu tư, phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, khách sạn, dịch vụ... góp phần chỉnh trang đô thị mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thẳng thắn thừa nhận, trong quá trình triển khai còn những hạn chế, bất cập trong việc ban hành danh mục di dời của các địa phương còn rất chậm; việc đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương tại vị trí mới chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến khó khăn cho các cơ sở khi di dời đến nơi mới trong việc đầu tư xây dựng dự án; chưa thực sự khuyến khích được các cơ sở trong việc thực hiện di dời; chưa có chế tài xử lý đối với việc chậm thực hiện di dời.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Di dời nhà máy gây ô nhiễm: Vì sao chậm tiến độ? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711688061 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711688061 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10