Dịch bệnh COVID-19 có thể kéo dài 1-2 năm nữa

Diendandoanhnghiep.vn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và 63 tỉnh, thành phố về việc đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch thời gian qua.

Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng – Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố, cùng lãnh đạo một số sở, ngành.

Theo đó, đánh giá việc phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội rất quyết liệt và chủ động ngăn chặn kịp thời những đợt dịch xảy ra ở Hà Nội và vùng xung quanh, đồng thời, đã có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Quang cảnh phiên họp.

Quang cảnh phiên họp.

Trong 3 đợt dịch liên tiếp, chúng ta đã tập trung chỉ đạo, đưa ra phương thức, cách làm quyết liệt với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, với tinh thần thực hiện “mục tiêu kép”, “thần tốc, thần tốc hơn nữa trong truy vết, khoanh vùng”. Các chỉ đạo này được các cấp, các ngành, các địa phương, người dân hưởng ứng. Do đó, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã ngăn chặn hiệu quả các đợt dịch lây lan trong cộng đồng trong suốt 1 năm, chính xác là 14 tháng qua. Việc ngăn chặn COVID-19 của nước ta đã được thế giới đánh giá cao, được ca ngợi trên nhiều diễn đàn, phương tiện thông tin. 

Theo Thủ tướng, COVID-19 vẫn còn tồn tại ở nơi này nơi khác tại các nước, thậm chí tại ASEAN nhưng chúng ta có kinh nghiệm tốt trong phòng chống. Hiện các địa phương tiếp tục theo dõi chỉ đạo, nhất là vùng vừa trải qua dịch. Thủ tướng đánh giá, nhìn lại công tác phòng chống dịch, sự phối hợp của các bộ, ngành với Ban Chỉ đạo quốc gia rất nghiêm túc, chưa bao giờ họp định kỳ nhiều như thế để chỉ đạo chống dịch. 

Thủ tướng đề nghị các thành viên dự họp thảo luận, đánh giá xem sắp tới làm gì tốt hơn để chủ động ngăn chặn hiệu quả nếu có dịch trong cộng đồng, làm sao đưa đất nước tiến bước trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, trong nước còn có nguy cơ lây nhiễm, những kinh nghiệm cần thiết phải rút ra và “trước hết là động viên nhân dân, cả hệ thống chính trị, đặc biệt lực lượng trực tiếp có nhiều đóng góp như y tế, quân đội, công an, ngoại giao, giao thông vận tải, công thương, thông tin và truyền thông…”.

Trước hết, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia, báo cáo về tình hình thời gian qua và những biện pháp sắp tới.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tính đến nay, cả nước ghi nhận tích lũy 2.560 trường hợp mắc, trong đó có 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.186 trường hợp được điều trị khỏi (85,4%), hiện còn 339 trường hợp đang được điều trị (13,2%) và 35 trường hợp tử vong (1,4%).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo. Tại khu vực châu Âu, châu Á, châu Mỹ dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm với sự xuất hiện của nhiều chủng biến thể mới của virus, mặc dù nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Một số quốc gia đã đạt được kết quả ban đầu khả quan trong nghiên cứu, phát triển vaccine, song phần lớn các quốc gia chưa tiếp cận được vaccine do khan hiếm nguồn cung; ngay tại các quốc gia đang tiêm vaccine cũng chưa thể tiêm đầy đủ cho dân số trong nước.

Trong nước hiện cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn lây lan trên diện rộng, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực, đặc biệt đối với các đô thị lớn, nơi tập trung đông người, có mật độ dân số cao; bên cạnh đó là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình trạng nhập cảnh trái phép.

Trong thời gian tới, việc kiểm soát dịch phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vaccine. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vaccine nhập khẩu còn hạn chế và vaccine trong nước dự kiến phải tới quý IV năm 2021 Việt Nam mới có. Trước mắt cần tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K, đây là những biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Về xét nghiệm, hiện nay, số phòng có khả năng xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR là 157 phòng, công suất xét nghiệm tối đa khoảng 62.593 mẫu/ngày. Số phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định là 101 phòng với công suất xét nghiệm tối đa khoảng 50.663 mẫu/ngày.

Tính đến ngày 15/03/2021, cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR được 2.482.302 mẫu, tương đương 3.248.873 lượt người được xét nghiệm, trong đó xác định 2.559 người dương tính.

Về vấn đề vaccine, tính đến hết ngày 16/3/2021, hơn 16.000 người là các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch đã được tiêm vaccine đảm bảo an toàn, các trường họp đã tiêm vaccine đều có tình trạng sức khỏe ổn định. AstraZeneca sẽ cung cấp lịch giao hàng dự kiến cho Việt Nam trong tháng 3/2021.

Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các công ty khác để đa dạng hóa nguồn cung. Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer, dự kiến nhà sản xuất có thể cung cấp 30 triệu liều trong năm 2021. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng làm việc để mua vaccine của Johnson & Johnson, Modema, Quỹ Đầu tư Nga (Sputnik-V)...

Ngoài nguồn vaccine nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiếp độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vaccine do Việt Nam sản xuất dự kiến sẽ được sử dụng trong năm 2022 để chủ động được vaccine, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.

Năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai rất khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc, nhiều chủng mới nguy hiểm hơn của vi rút đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực. Do đó, Bộ Y tế kiến nghị, tiếp tục kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “Ngăn chặn-Phát hiện-Cách ly-Khoanh vùng và Dập dịch” theo phương châm 4 tại chỗ; chú trọng vai trò của chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân hoạt động hiệu quả của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Báo cáo tình hình phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và các hướng dẫn của Bộ Y tế, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Từ ngày 27/01 đến nay, Hà Nội ghi nhận 35 ca mắc tại cộng đồng, đã qua 30 ngày liên tiếp Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng, các ổ dịch đều đã kết thúc, cộng dồn từ năm 2020 đến nay, Hà Nội có 242 ca mắc, chưa có ca tử vong.

 Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng báo cáo tại cuộc họp.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng báo cáo tại cuộc họp.

Về công tác cách ly, trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức các khu cách ly tập trung do Bộ Tư lênh Thủ đô quản lý, tại Bệnh viện Công an thành phố và 18 khách sạn đã được thành phố phê duyệt làm cơ sở cách ly. Hiện các khu này đã cách ly được 51.470 người.

Về các biện pháp phòng, chống dịch, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố tiếp tục đôn đốc thực hiện nghiêm việc phân luồng tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; giao nhiệm vụ cho 10 bệnh viện của thành phố thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2; giao các cơ sở khám chữa bệnh xét nghiệm cho các trường hợp sốt, ho, khó thở; đến nay đã xét nghiệm được trên 6.000 trường hợp nghi ngờ. Ngoài ra, thành phố cũng thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên những khu vực có nguy cơ cao tại các cơ sở nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện.

Đánh giá việc phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội rất quyết liệt và chủ động ngăn chặn kịp thời những đợt dịch xảy ra ở Hà Nội và vùng xung quanh, đồng thời, đã có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dịch bệnh COVID-19 có thể kéo dài 1-2 năm nữa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713609254 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713609254 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10