Điểm mặt 13 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương (kỳ 8): DAP Đình Vũ tương lai còn mờ mịt

Nguyễn Việt 21/02/2018 15:33

Nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng) dù đang được tái cơ cấu để giảm bớt lỗ, tránh lâm vào cảnh đóng cửa, nhưng tương lai còn mờ mịt.

Tính đến tháng 9/2016, DAP Đình Vũ lỗ lũy kế 321tỷ đồng. Nợ vay tài chính ở mức 817 tỷ đồng, gồm gần 682 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 135,4 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Ảnh: Internet

Tính đến tháng 9/2016, DAP Đình Vũ lỗ lũy kế 321tỷ đồng. Nợ vay tài chính ở mức 817 tỷ đồng, gồm gần 682 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 135,4 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Ảnh: Internet

Tính đến tháng 9/2016, DAP Đình Vũ lỗ lũy kế 321tỷ đồng. Nợ vay tài chính ở mức 817 tỷ đồng, gồm gần 682 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 135,4 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Chi phí tăng cao khi lãi suất vay vốn lưu động tại ngân hàng tăng do không có nguồn trả nợ đúng hạn. Giá phân thế giới giảm sâu được nhập nhiều vào thị trường Việt Nam, dẫn đến giá bán sản phẩm của công ty giảm sâu và rơi vào tình trạng thua lỗ.

Năm 2016, DAP Đình Vũ lỗ hơn 400 tỷ đồng, nguyên nhân thua lỗ khánh quan do thị trường giảm, giá sản phẩm quá thấp ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Nhưng nguyên nhân chính là công ty không tính trước được diễn biến của thị trường phân bón, để xảy ra tình trạng hàng tồn kho, công tác dự báo thị trường chưa chính xác.

Ban lãnh đạo DAP Đình Vũ cho rằng, nguyên nhân lỗ lớn là do thị trường phân bón mất giá nhanh, phân bón xuống thấp, trong khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Cộng với hạn chế về quản trị chi phí sản xuất, kế hoạch thị trường yếu kém.

Theo một số chuyên gia kinh tế, nếu như nhà máy DAP Đình Vũ có vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD  vì “sinh sau đẻ muộn” thì hầu hết các nhà máy DAP trên thế giới, đặc biệt là của Trung Quốc được đầu tư từ rất lâu, đã hết khấu hao máy móc, nên chi phí và giá thành sản xuất của DAP Trung Quốc rẻ hơn Việt Nam rất nhiều.

Với lợi thế giá thành rẻ, DAP của Trung Quốc "tràn” vào thị trường Việt Nam theo đường tiểu ngạch với số lượng lên tới hàng trăm nghìn tấn/năm đã cạnh tranh khốc liệt với DAP trong nước, khiến nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng)  suốt từ 2015 - 2017 ngập trong thua lỗ.

Chưa hết, khi Luật Thuế giá trị gia tăng mới ra đời (chuyển phân bón từ mặt hàng chịu thuế VAT đầu ra 5% sang mặt hàng không chịu thuế VAT nên không được khấu trừ thuế VAT đầu vào mỗi năm cả chục, thậm chí trăm tỉ đồng) khiến DN này càng lỗ thê thảm hơn bởi không được khấu trừ thuế VAT đầu vào. Trong khi đó, đầu vào phân DAP là quặng apatit, lưu huỳnh, điện, than, axít... đều có thuế VAT từ 10 - 15%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điểm mặt 13 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương (kỳ 8): DAP Đình Vũ tương lai còn mờ mịt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO