Giàu tiềm năng phát triển du lịch, Bến Tre đã có những đột phá, từng bước trở thành một trong những điểm đến thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước khi đến ĐBSCL.
Theo ông Trương Quốc Phong, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bến Tre, thời gian qua, Bến Tre đã triển khai tốt Chương trình phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Qua đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch từng bước nâng lên.
Huy động nguồn lực doanh nghiệp
Ông Phong cho biết, cùng với việc triển khai các dự án về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch, như: dự án hạ tầng du lịch ven sông Tiền giai đoạn 1; dự án QL 57 đến ngã 3 Bần Mít; Hạ tầng du lịch cồn Bửng… ngành du lịch Bến Tre đã triển khai, phổ biến kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho các doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh du lịch trên địa bàn; Vận động các doanh nghiệp du lịch lắp đặt tủ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp và các mặt hàng nông sản của địa phương đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời, tổ chức chương trình ươm tạo khởi nghiệp du lịch năm 2019 nhằm tạo môi trường nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp khởi sự du lịch kết nối đầu tư, nguồn vốn...
Trong 2 năm gần đây đã có nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư về du lịch như: Công ty Cổ phần Ngôi Sao Biển Sài Gòn, Công ty TNHH Kỷ vật tình yêu, Công ty TNHH Con Thòi Lòi, Cty TNHH The Reserve Mekong, Cty TNHH Thương mại dịch vụ HD, Tập đoàn FLC... Trong đó, Công ty cổ phần Ngôi Sao Biển Sài Gòn đã lập dự án và đang xin chủ trương đầu tư dự án Phố đêm Xứ Dừa; Cty TNHH Thương mại dịch vụ HD đã tổ chức Phố ẩm thực du lịch đêm Bến Tre trên địa bàn thành phố Bến Tre; Công ty TNHH Con Thòi Lòi đầu tư 2 dự án du lịch trên địa bàn TP. Bến Tre và huyện Giồng Trôm; Cty TNHH The Reserve Mekong đang xin chủ trương đầu tư dự án nghỉ dưỡng du lịch Mekong Paradise Resort...
Có thể bạn quan tâm
17:14, 01/11/2019
17:09, 01/11/2019
17:05, 01/11/2019
16:54, 01/11/2019
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên
Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nâng cao ý thức giữ gìn, xây dựng văn hoá, bảo tồn thiên nhiên, phát triển các sản phẩm đặc trưng, xây dựng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện, phát triển mạnh du lịch gắn với xuất khẩu hàng nông sản tại chỗ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Các loại hình du lịch sinh thái gắn với rừng ngập mặn, tham quan trải nghiệm sông nước, vườn cây ăn trái, làng nghề, các di tích văn hóa, lịch sử, các loại hình du lịch nông nghiệp kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ cao, nông nghiệp sạch … đã tạo ấn tượng tốt với du khách khi đến Bến Tre.
Bến Tre đang tích hợp xây dựng Tầm nhìn chiến lược Phát triển du lịch vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh giai đoạn 2020-2025 định hướng 2045.
Đặc biệt, ngành Du lịch Bến Tre đã và đang triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với loại hình du lịch homestay kiểu mới tại Bến Tre”. Dự án đã tham mưu ban hành bộ quy chuẩn homestay kiểu mới tại Bến Tre, khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu có sẵn của địa phương như: dừa, mây tre lá…
Sản phẩm du lịch homestay phát triển khá mạnh ở các xã ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành, các xã phía Nam Thành phố Bến Tre, huyện Mỏ Cày Bắc. Lượng khách và tổng thu từ hoạt động du lịch tăng khá. Tổng lượng khách du lịch tăng trưởng bình quân (2017-2018) đạt 17%/năm. Tổng thu từ hoạt động du lịch tăng trưởng bình quân (2017-2018) đạt 24%/năm.
Đẩy mạnh liên kết vùng du lịch Bên cạnh việc tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tỉnh Bến Tre cũng đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các thành phố và các tỉnh trong khu vực nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ du lịch Bến Tre đến du khách trong và ngoài nước; tạo điều kiện gắn kết giữa các sở, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch của các tỉnh trong kết nối tour, tuyến, phát triển sản phẩm du lịch. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các hãng lữ hành tiếp cận thông tin cũng như trong liên kết phát triển tour, tuyến, mời gọi đầu tư và khuyến khích cộng đồng dân cư trên địa bàn có điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, từng bước hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch mang đặc thù vùng sông nước miệt vườn Bến Tre. Nhiều dự án với những điểm du lịch đặc trưng của Bến Tre đã và đang được triển khai như: Khu Forever Green Resort với diện tích trên 20ha, được xem là điểm nhấn phát triển du lịch các xã ven Sông Tiền; Dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”; Khu chợ ẩm thực đêm thành phố Bến Tre hoạt động vào đầu tháng 5/2019 đã tạo thêm sản phẩm, dịch vụ du lịch mới cho địa bàn thành phố Bến Tre nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm cho người dân địa phương cũng như khách du lịch khi đến Bến Tre. Trong thời gian tới ngành Du lịch Bến Tre sẽ tiếp tục triển khai thực hiện và phối hợp thực hiện tốt các Chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển du lịch đã được phê duyệt như: Chương trình 4875-/CTr-UBND về Phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bến Tre đến năm 2020, Đề án Phát triển thương mại – dịch vụ và du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020, Chương trình 22-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 4573/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đề án làng Làng văn hóa du lịch Chợ Lách, Chương trình ươm tạo khởi nghiệp du lịch… Đồng thời, tích hợp việc xây dựng Tầm nhìn chiến lược phát triển du lịch trong Tầm nhìn Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre với quan điểm du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng công tác liên kết với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi hình thành nên các sản phẩm du lịch. |