Điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ nhìn từ góc độ tỉnh Quảng Trị

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Quảng Trị là một mắt xích quan trọng trong vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, là địa phương có vị trí chiến lược cầu nối Bắc Nam và cửa ngõ của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

Ông Trần Hữu Hùng - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Trị

Ông Trần Hữu Hùng - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Trị phát biểu tại Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ" .

Toàn cảnh vùng kinh tế Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ được biết đến là một trong bảy vùng kinh tế của Việt Nam, nằm ở vị trí cầu nối chiến lược giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Nam bộ. Với 06 tỉnh thành viên: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Bắc Trung Bộ ngày càng chứng minh được sức hút và tầm quan trọng của vùng trong thu hút đầu tư, du lịch, phát triển kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, Bắc Trung Bộ đã gặt hái được nhiều thành tựu tiêu biểu trong vận động và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn để phát triển kinh tế vùng, cụ thể: GRDP năm 2018 đạt 431,82 nghìn tỷ, tỷ trọng ngành công nghiệp trong 3 năm tăng rất nhanh lên đến 34,38% trong năm 2018;

Với lợi thế là các tỉnh thành viên có nhiều nét tương đồng về vị trí địa lý, tập quán địa phương và tài nguyên, trục giao thông Bắc Nam (Quốc lộ 1A) chạy qua tất cả các đô thị trung tâm của vùng, Bắc Trung Bộ đã và đang kết nối các địa phương, hình thành nên chuỗi liên kết vùng để cùng nhau hỗ trợ, cùng nhau phát triển. Một số dự án mang ý nghĩa kết nối từ vốn ngân sách và vốn vay ưu đãi như Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện bốn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; Các dự án xây dựng đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn – Túy Loan, nâng cấp Đường Hồ Chí Minh... đã góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, gia tăng tính kết nối và liên kết vùng.

Song song với các thay đổi về nền tảng cơ sở vật chất, vùng kinh tế Bắc Trung Bộ còn có nhiều dịch chuyển quan trọng trong cơ cấu và định hướng phát triển kinh tế; Theo đó, các địa phương cùng đồng lòng, đồng sức quy hoạch và xây dựng chiến lược dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực thương mại – dịch vụ, nông nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao và hình thành chuỗi cung ứng – tiêu thụ, lĩnh vực công nghiệp tập trung thu hút, ưu tiên các dự án sản xuất công nghệ cao, phát triển năng lượng và chế biến sâu.Các dự án trọng điểm như Dự án lọc dầu tại KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nhà máy nhiệt diện BOT Vân Phong 1, Dự án Vinhtex (Nghệ An),... đã đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách của các địa phương thuộc vùng, trạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương và hỗ trợ cho việc phát triển xã hội thông qua các hoạt động vì cộng đồng.

Tuy nhiên, thực tế vẫn phải nhìn nhận một số hạn chế và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. Một là, Các địa phương đều có xuất phát điểm thấp so với các vùng kinh tế khác, có nhiều điểm tương đồng về tiềm năng thế mạnh, nên tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các địa phương trong thu hút đầu tư. Hai là, Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, nội vùng còn yếu và thiếu; Các tuyến đường kết nối các tỉnh được đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Ba là, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp so với cả nước. Thứ tư, vùng Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề và thường xuyên của các thiên tai, ô nhiễm môi trường gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khiến các nhà đầu tư e ngại.

Diễn đàn

Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" thu hút sự tham gia nhiều của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia và doanh nghiệp

Kinh tế vùng nhìn từ góc độ tỉnh Quảng Trị

Nhìn từ góc độ địa phương, tỉnh Quảng Trị là một mắt xích quan trọng trong vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, là địa phương có vị trí chiến lược cầu nối Bắc Nam và cửa ngõ của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên 4.737 km2 (chiếm 1,43% diện tích cả nước) và dân số 632.375 người (chiếm 0,66% dân số cả nước).

Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực, được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của tỉnh Quảng Trị có những bước chuyển biến tích cực trên các mặt đời sống kinh tế - xã hội. Thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền trung đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013; tỉnh đã cụ thể hóa trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và lần thứ XVI cũng như các Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và 5 năm 2016-2020; các Chương trình hành động, kế hoạch hành động của UBND tỉnh đã cụ thể hóa các đường lối, quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển đã đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Đến nay tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 đạt 27.503 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2011; GRDP tăng trưởng bình quân 7,1 năm (2011-2018); GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 43,6 triệu đồng/người, cao gần 02 lần so với năm 2011; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 đạt 2.726 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, khu vực kinh tế phi nông nghiệp chiếm 79,32% năm 2018 và dự kiến đạt 81,5% vào năm 2020, tạo nền tảng và sức bật để phát triển vững chắc các thành phần của nền kinh tế trong thời gian tới.

Để phát huy hơn nữa lợi thế của khu vực, đặc biệt là kết nối giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng kinh tế vùng, giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm gia tăng sức ảnh hưởng và hướng đến tính hiệu quả lan tỏa đầu tư của vùng, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" ngày 18/10/2019, tại tầng 7, trụ sở VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, ban tổ chức đã Trao Bằng khen của Chủ tịch VCCI cho các Doanh nghiệp tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển kinh tế Vùng Bắc Trung Bộ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tuy đạt khá nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh cùng như mục tiêu đưa tỉnh nhà sớm thoát khỏi nhóm các tỉnh khó khăn. Liên tục trong các năm từ 2011 đến 2016, tốc độ tăng trường kinh tế của tỉnh đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Chất lượng tăng trưởng chưa cao và năng lực cạnh tranh còn hạn chế trên cả 3 cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp và sản phẩm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm; năng suất lao động xă hội thấp. Nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điếm thấp, quy mô nhỏ; đời sống nhân dân một số vùng còn khó khăn, thu nhập bình quân đâu người thấp so với cả nước. Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thấp so với nhu cầu chi; nguồn thu nhỏ, thiếu ổn định ảnh hưởng đến quá trình quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện các chính sách phát triển của địa phương. Thu hút đẩu tư, nhất là nguồn vổn đầu tư trực tiếp nước ngoài gặp nhiều khó khăn; số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn. Một số dự án quan trọng của tỉnh đã được đề ra chưa được triển khai thực hiện hoặc phải kéo dài thời gian thực hiện qua nhiều nhiệm kỳ.

Những đóng góp, chia sẻ của các diễn giả tại Diễn đàn thu hút sự quan tâm của các đại biểu

Những đóng góp, chia sẻ của các diễn giả tại Diễn đàn thu hút sự quan tâm của các đại biểu

Nỗ lực của tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Luôn nhận thấy cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp là yếu tố quyết định trong công tác thu hút dự án đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh Quảng Trị. Đây là vấn đề được lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, tỉnh đặc biệt coi trọng công tác cải cách thủ tục hành chính để hỗ trợ nhà đầu tư; đồng thời xác định là nhiệm vụ hàng đầu thể hiện tính cầu thị trong quan hệ thu hút đầu tư. Do đó, tỉnh Quảng Trị đã và đang nỗ lực, đưa ra nhiều quyết sách để cải thiện mạnh chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cạnh tranh và hấp dẫn cho nhà đầu tư, cụ thể:

Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Tổ chức rà soát những cơ chế, chính sách đã ban hành, kịp thời bổ sung, sửa đổi những chính sách không còn phù hợp; bãi bỏ những quy định cản trở đến việc thu hút đầu tư, sử dụng các nguồn lực để đầu tư. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư mới đủ sức hấp dẫn, có tính cạnh tranh, mang tính khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành cũng như điều kiện thực tế của tỉnh nhằm thu hút các dự án đóng góp lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa cao.

Hai là, thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các ngành, lĩnh vực, tạo cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư. Tập trung thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các công trình giao thông huyết mạch có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh; đồng thời kết nối với hệ thống giao thông của quốc gia, đó là: Hạ tầng thiết yếu tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, hạ tầng các KCN và cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Các dự án giao thông quan trọng như: Đường ven biển Cửa Việt - Hải Khê (tuyến đường trung tâm KKT Đông Nam); Phát triển hệ thống cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục của doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và có sự trao đổi với các doanh nghiệp sản xuất đặc thù.

Phiên thảo luận thứ nhất chủ đề “Định hướng phát triển vùng”

Phiên thảo luận thứ nhất chủ đề “Định hướng phát triển vùng”

Ba là, chú trọng thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch, đúng tiến độ cho các nhà đầu tư, tạo ra sự tin cậy đối với các nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn. Thực hiện tốt nhiệm vụ đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh; kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động dự án của các dự án không thực hiện hoặc chậm tiến độ, hoặc sai quy định... tạo sự công bằng giữa các nhà đầu tư.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Công khai minh bạch các thủ tục hành chính, trình tự, cách thức thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các cấp, các ngành và các hình thức công khai khác. Thực hiện nghiêm túc cơ chế một cửa liên thông về đăng ký đầu tư, quy hoạch, đất đai, cấp phép xây dựng. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục cản trở việc đầu tư, cản trở hoạt động của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư.

Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư”

Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư”

Năm là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp. Chú trọng triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm trợ giúp các DNNVV mở rộng, tìm kiếm thị trường, giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, tìm kiếm cơ hội đầu tư trong và ngoài nước. Lồng ghép các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh vào các chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, ban, ngành Trung ương. Tăng cư­ờng hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV. Khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xây dựng, thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp nhằm tạo mối liên kết hữu cơ, cộng đồng trách nhiệm và quyền lợi giữa các DNNVV với nhau và với các doanh nghiệp trong khu vực, trong việc liên kết sản xuất kinh doanh, thị trường, huy động vốn...

Sáu là, tập trung có trọng tâm, trọng điểm để xúc tiến, vận động các dự án đầu tư giàu tiềm năng. Ban hành danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020 tập trung vào 04 lĩnh vực chính như sau: (i) Công nghiệp điiện – Năng lượng; (ii) Công nghiệp chế biến – sản xuất; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Thương mại – Dịch vụ - Du lịch. Trong đó, các dự án quan trọng như: Xây dựng nhà máy điện khí 1.350 MW Hải Lăng, Quảng Trị; Xây dựng tổ hợp điện gió Quảng Trị; Xây dựng cảng biển Mỹ Thuỷ; Xây dựng kho dịch vụ Hải quan, Logistics;

Với các nỗ lực cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Trị như trên, tin tưởng rằng, trong thời gian tới tỉnh Quảng Trị sẽ gặt hái được nhiều thành tựu đột phát hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội, và trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, đầy hứa hẹn trên dải đất Bắc Trung Bộ dành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ nhìn từ góc độ tỉnh Quảng Trị tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714579322 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714579322 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10