Tổng kết 3 tháng đầu năm, thị trường cho thuê văn phòng tại Hà Nội vẫn tỏ ra ảm đạm, trong khi thị trường bán lẻ tại Hà Nội vẫn ghi nhận tăng trưởng.
>>Sức bật bất động sản khu công nghiệp Đông Nam Á
Báo cáo mới nhất của CBRE cho thấy, trong quý 1 thị trường văn phòng đã xuất hiện thêm dự án Lancaster Luminaire (hạng A) với tổng diện tích hơn 21.000 m² NLA. Dự án này đóng góp vào thị trường văn phòng tại Hà Nội hơn 1,6 triệu m², nằm trên khu vực Ba Đình, Đống Đa.
Qua đó, tỷ lệ hấp thụ của phân khúc hạng A và B chỉ đạt 6000 m², giảm 36% theo quý và đồng thời 3% theo năm. Cùng với đó, hai phân hạng đều tăng với 0,3% theo quý, 1,3% theo năm hạng B và đạt 11,9% tỷ lệ trống. Trong đó, dự án hạng A có tỷ lệ trống tăng lên 28,6% với 1,0% theo quý và 2,1% theo năm.
Bà Nguyễn Hoài An – Giám đốc Chi nhánh Hà Nội CBRE Việt Nam cho biết, tuy đối mặt với nhiều thách thức kinh tế, giá thuê văn phòng hạng A vẫn duy trì mức tăng nhẹ với Khu Trung Tâm tăng 2,6% theo quý và 6,6% theo năm, đạt 26,6 USD/m²/ tháng. Mặt khác, văn phòng hạng B không có dấu hiệu thay đổi, trung bình 14,6 USD/m²/tháng, tăng 0,5% theo quý và 3,7% theo năm.
Có thể nói, giá thuê văn phòng hạng A của tòa Technopark Tower đạt mức 29,4 USD/ m²/tháng với tỷ lệ trống đạt 17,1%. Với nhu cầu mở rộng văn phòng, nhằm thúc đẩy các hoạt động cho thuê, các giao dịch lớn chiếm hơn 63% được ghi nhận bởi CBRE Hà Nội, tiếp theo là phân khúc Sản Xuất và Ngân Hàng, Tài chính, Bảo Hiểm chiếm lần lượt 19% và 13% giao dịch.
Dự kiến đến cuối năm nay, nguồn cung mới sẽ tiếp tục được bổ sung với diện tích NLA khoảng 110.000 m². Trong đó có thể kể đến một vài dự án như BRG Diamond Plaza, Lotte Mall, Vinaconex Diamond,.. Việc tiếp nhận nguồn cung mới này sẽ thúc đẩy các hoạt động thuê nhộn nhịp hơn. Theo nhiều đánh giá, cả hai hạng sẽ giữ mức ổn định đến cuối năm và tỷ lệ trống tiếp tục kéo dài bởi ảnh hưởng của nguồn cung này.
Thị trường bán lẻ “sôi động”
>>Giá chung cư trung, cao cấp sẽ không giảm
Theo báo cáo của CBRE, thị trường bán lẻ đã thể hiện rõ nhu cầu tiêu dùng của người mua, đặc biệt là những ngày lễ hội cuối năm ngoái đến đầu năm nay. Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý đầu năm nay, mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại Hà Nội đạt tổng 184,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% hơn cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 118,9 nghìn tỷ đồng (tăng 12,2%) so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, trong quý 1/2023 có tổng diện tích bán lẻ cho thuê đạt 1.1 triệu m² NLA, dự kiến không ghi nhận nguồn cung bán lẻ mới.
Đối với thị trường cho thuê ngoài Trung tâm, giá thuê đạt mức trung bình 27 USD/ m²/ tháng, không thay đổi so với quý trước và tăng 13,8% theo năm. Mặc dù tỷ lệ trống tại khu vực này đã có mức tăng nhẹ lên 14,7% nhưng đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số trung tâm thương mại rìa thành phố khan hiếm khách thuê không chỉ do ảnh hưởng Covid-19 mà còn do mức độ quản lý chưa bài bản.
Ngoài ra, đối với mặt bằng bán lẻ tại Trung tâm Hà Nội, giá chào thuê tại tầng 1 quý này giữ mức 144 USD/m² /tháng chưa bao gồm phí dịch vụ và VAT. Có thể nói, do không có nguồn cung nên các mặt bằng bán lẻ hiện hữu ở khu vực này rất được các thương hiệu bán lẻ quan tâm, giá thuê gia tăng đến 35% so với mức cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường bán lẻ Hà Nội suốt quý 1 vừa qua đã chào đón thêm nhiều cửa hàng mới trong trung tâm thương mại cũng như trên mặt phố. Một số thương hiệu và nhãn hàng phụ kiện thời trang có thể kể đến như Banana Republic, Levis và Owndays. Cùng với đó, các thương hiệu lớn khác cũng đã cam kết tiếp tục mở rộng hệ thống tại Hà Nội cũng như toàn Việt Nam trong 3-5 năm tới, các tên tuổi có thể kể đến như Muji, Starbucks và Central Retail,…
Từ nay đến cuối năm, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tiếp tục mở rộng khi các mặt bằng tại khu vực ngoài trung tâm như Lotte Mall phía Tây Hồ Tây, Vinaconex Damond phía Nam bổ sung hơn 116,000 m2 vào tổng nguồn cung.
Nhận định tổng quan các tháng từ nay đến cuối năm, sức ép lạm phát sẽ có tác động lớn đến sức mua của người dân. Khu vực trung tâm vẫn được đánh giá cao khi các thương hiệu xa xỉ tọa lạc, tuy nhiên do nguồn cung không còn nên nhiều đơn vị đang có xu hướng tìm kiếm các vị trí ngoài Trung Tâm để mở địa điểm pop-up.
Mặc dù thương mại điện tử phát triển mạnh nhưng các cửa hàng truyền thống vẫn dẫn dắt như là một kênh chủ đạo, đặc biệt với ngành hàng sản phẩm xa xỉ bởi nhu cầu xem trực tiếp và được tiếp thị bởi nhân viên vẫn là nhu cầu thiết yếu.
Có thể bạn quan tâm