Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 4

Tuấn - Ngọc - Phương 02/12/2019 17:43

Chiều 2/12, Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 4 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp".

Diễn đàn khởi nghiệp quốc gia do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lần thứ nhất năm 2015, từ đó đến nay Diễn đàn khởi nghiệp quốc gia đã trở thành sự kiện thường niên.

Chia sẻ tại Diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Khởi nghiệp luôn luôn là bắt đầu. TS Lộc cho biết, cách đây 17 năm, lúc đó ở Việt Nam ít người nói đến khởi nghiệp. VCCI là 1 trong những tổ chức đầu tiên nhóm lên "ngọn lửa" khởi nghiệp tại Việt Nam khi giao cho Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Festival khởi nghiệp.

Theo Chủ tịch VCCI, "chìa khóa" của sự phát triển quốc gia ở thời điểm hiện tại nằm ở 2 cụm từ quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn vốn con người và khởi nghiệp sáng tạo. “Đây là đôi cánh của nền kinh tế”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc tại Diễn đàn.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc tại Diễn đàn.

Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: "Trước đây Việt Nam có thể mất hàng tháng để 1 doanh nghiệp có thể đăng ký và hoạt động, có rất nhiều giấy phép con. Theo thời gian từ năm 2005 thì quá trình gia nhập thị trường đã rút đi rất nhiều từ 22 ngày xuống 15 ngày và xuống còn 3 ngày, thậm chí có thể tiến hành trên mạng".

Để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể phát triển và trở thành các doanh nghiệp trưởng thành với đóng góp thiết thực cho nền kinh tế thì cần thiết phải phát triển và hình thành hệ sinh thái cho khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra sự liên kết, kết nối và nâng cao năng lực của các chủ thể khác, hướng tới hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”,

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ: "Để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể phát triển và trở thành các doanh nghiệp trưởng thành với đóng góp thiết thực cho nền kinh tế thì cần thiết phải phát triển và hình thành hệ sinh thái cho khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra sự liên kết, kết nối và nâng cao năng lực của các chủ thể khác, hướng tới hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”.

để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, bên cạnh việc hợp tác quốc tế, các quốc gia cần cùng nhau tạo ra các giải pháp công nghệ nguồn mở và có thể mở rộng trong các lĩnh vực quan trọng bao gồm giáo dục; năng lượng và kinh tế sinh học và nền kinh tế tuần hoàn.

Ông Matt Tesso - Tham tán Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam: "Để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, bên cạnh việc hợp tác quốc tế, các quốc gia cần cùng nhau tạo ra các giải pháp công nghệ nguồn mở và có thể mở rộng trong các lĩnh vực quan trọng bao gồm giáo dục; năng lượng và kinh tế sinh học và nền kinh tế tuần hoàn".

Từ kinh nghiệm của Israel, ông Yaniv Tessel, Tham tán Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho rằng, cần xuất phát từ những chính sách đi đầu trong việc đầu tư và nuôi dưỡng một hệ sinh thái khởi nghiệp thịnh vượng, trong đó nhất thiết phải có sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư.

Từ kinh nghiệm của Israel, ông Yaniv Tessel - Tham tán Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho rằng, cần xuất phát từ những chính sách đi đầu trong việc đầu tư và nuôi dưỡng một hệ sinh thái khởi nghiệp thịnh vượng, trong đó nhất thiết phải có sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư.

Diễn đàn thu hút đông đảo đại diện cơ quan quản lý, các diễn giả khởi nghiệp, các doanh nghiệp, các bạn thanh niên...tới tham dự.

Diễn đàn thu hút đông đảo đại diện cơ quan quản lý, các diễn giả khởi nghiệp, doanh nghiệp, các bạn thanh niên...tới tham dự.

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận mở về Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia (từ trái qua phải:  ông Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ kinh tế Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương)

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận mở về Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia (từ trái qua phải:  ông Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ kinh tế Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương); TS Lê Thị Minh Ngọc – Phó trưởng ban Hỗ trợ Khởi nghiệp – Học viện ngân hàng; Luật sư Đoàn Thu Nga – Chủ tịch HĐ Công ty TNHH Lawpro – Huấn luận viên của Action Coach; Ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá kết quả và hỗ trợ hoạt động cố vấn khởi nghiệp tại Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss Entrepreneurship Program); Ông Lê Văn Quân – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV (Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội).

Ông Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ kinh tế Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương)

Ông Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ kinh tế Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương): Bộ Chính trị vừa ra Nghị quyết 52 về Cách mạng Công nghiệp 4.0. Điều đó có nghĩa là khởi nghiệp phải gắn với ý tưởng sáng tạo với khoa học công nghệ.

TS Lê Thị Minh Ngọc – Phó trưởng ban Hỗ trợ Khởi nghiệp – Học viện ngân hàng:

TS Lê Thị Minh Ngọc – Phó trưởng ban Hỗ trợ Khởi nghiệp – Học viện ngân hàng: "Thực tế, các nhóm khởi nghiệp khi đi được một nửa đường thì bỏ cuộc vì nhiều khó khăn. Các bạn sinh viên mới khởi nghiệp họ chưa có nhiều kiến thức để phát triển sản phẩm. Để hoàn thiện và có thể đưa các ý tưởng khởi nghiệp đi xa, các bạn cần bổ sung thêm kiến thức còn thiếu, đồng thời có thể kết hợp với các khoa khác hay các anh chị khóa trên để hoàn thành ý tưởng khởi nghiệp".

Ông Trần Trí Dũng – Cán bộ đánh giá kết quả và hỗ trợ hoạt động cố vấn khởi nghiệp tại Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss Entrepreneurship Program): Việt Nam có nhiều bộ luật, có nhiều thể chế pháp lý nhưng phần lớn những người khởi nghiệp không dành nhiều thời gian tư duy pháp lý và tìm hiểu cơ chế chính sách khi khởi nghiệp.   

Ông Lê Văn Quân – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV (Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội) cho biết, với thực tiễn triển khai từ 2016 và thực hiện đề án 844 Chính phủ, Nghị quyết 35 của Chính phủ và đặc biệt 12/6/2017 đã thông qua luật hỗ trợ DNNVV và có hiệu lực từ 1/8/2018 thì Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã triển khai quyết liệt nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận mở

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận mở với chủ đề: Các nguồn lực cho khởi nghiệp. (Từ trái qua phải): Ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Cty THNN Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; ông Lê Thái Dương - Giám đốc phát triển kinh doanh Rehoboth Việt Nam; Doanh nhân John Nguyễn - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu tài chính và hợp tác đầu tư Đông Nam Á, Bộ KH&CN - Chuyên gia cố vấn, huấn luyện thực chiến hàng đầu các dự án starup công nghệ 4.0; ông  Hoàng Công  Đoàn - CT HĐQT CTCP Đầu tư Sông Thảo, Chủ tịch CLB Khởi nghiệp Việt Nam; TS Nguyễn Trung Dũng - Tổng giám đốc BK Holdings

Ông Đàm Quang Thắng - Tổng giám đốc Cty THNN Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đặt vấn đề trong phiên thảo luận 2, vốn luôn được các startup quan tâm và các tổ chức hỗ trợ tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nguồn vốn khá phong phú nhưng khó khăn trong việc kêu gọi vốn hiện nay là gì?.

Ông Đàm Quang Thắng - Tổng giám đốc Cty THNN Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đặt vấn đề trong phiên thảo luận 2, vốn luôn được các startup quan tâm và các tổ chức hỗ trợ tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nguồn vốn khá phong phú nhưng khó khăn trong việc kêu gọi vốn hiện nay là gì?.

TS Nguyễn Trung Dũng - Tổng Giám đốc BK Holdings đánh giá, trên thực tế nghiên cứu, vấn đề quan trọng không kém gì vốn là vấn đề con người. Các nước phát triển đưa vào giáo dục ngay từ cấp bậc phổ thông từ tư duy phản biện, tư duy tài chính và có sự chuẩn bị rất rõ ràng cho vấn đề khởi nghiệp và không mang tính phong trào.

TS Nguyễn Trung Dũng - Tổng Giám đốc BK Holdings đánh giá, trên thực tế nghiên cứu, vấn đề quan trọng không kém gì vốn là vấn đề con người. Các nước phát triển đưa vào giáo dục ngay từ cấp bậc phổ thông từ tư duy phản biện, tư duy tài chính và có sự chuẩn bị rất rõ ràng cho vấn đề khởi nghiệp và không mang tính phong trào.

Phát biểu tại Diễn đàn,PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: "Hãy khởi nghiệp từ những doanh nghiệp".

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp...

Phát biểu kết luận Diễn đàn, ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp khẳng định: Diễn đàn tuy chỉ bàn một vấn đề chung nhưng có ý nghĩa quan trọng là hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Các vấn đề về chính sách đã được mở rộng trên ba lĩnh vực. Đầu tiên là làm thế nào để các chính sách hình thành nên văn hóa khởi nghiệp tại Việt Nam từ những việc rất nhỏ, từ môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và ra đến xã hội. Thứ hai là hoàn thiện hành lang pháp lý và cuối cùng là chính sách liên quan đến các nguồn lực bên cạnh vốn như các nhà tư vấn, huấn luyện…Thứ ba, tất cả những chính sách đó cần cần xoay quanh yếu tố con người.

Đại diện ban tổ chức, các diễn giả, khách mời chụp ảnh lưu niệm.

Đại diện ban tổ chức, các diễn giả, ban cố vấn chụp ảnh lưu niệm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO