[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Trẻ em cần được quan tâm bảo vệ đúng mức

Nguyễn Quốc Cường (86 Dương Đình hội, chung cư EHOME 1, phường Phước Long B, Q.9, TP.HCM) 26/11/2019 11:03

Trẻ em chưa có nhiều kỹ năng sống, không biết cách bảo vệ bản thân, thường bị động khi bị xâm hại. “Vết thương” này có thể gây ra tâm lý bất an, ám ảnh trẻ cả đời.

Sự việc 3 bé gái tại Trung tâm hỗ trợ xã hội TP.HCM bị một nam cán bộ xâm hại tình dục đã gây làn sóng phẫn nộ trong những ngày qua. Nhiều ý kiến lo rằng, còn bao nhiêu vụ việc tương tự chưa bị phanh phui? Biện pháp nào ngăn chặn hiệu quả? Những vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục được dư luận lên tiếng nhưng sao thủ phạm vẫn nhởn nhơ hoặc chịu hình phạt quá nhẹ so với hành vi?

Trung tâm hỗ trợ xã hội là nơi tiếp nhận, chăm sóc, sàng lọc người sống lang thang. Ý nghĩa nhân văn cao đẹp như vậy nên ai cũng “sốc” nặng khi biết có 3 bé gái tại đây bị xâm hại tình dục nhiều lần. Vào trung tâm hỗ trợ xã hội, lẽ ra những đứa trẻ sẽ cảm thấy mọi thứ xung quanh thân thiện và an toàn nhưng lại bị chính người được gọi là thầy cũng là cán bộ làm công tác trợ giúp đã có những hành vi đồi bại.

Theo thống kê ở Việt Nam, mỗi năm gần 2.000 trẻ em bị bạo hành và xâm hại tình dục.

Pháp luật nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em với nhiều quy định, văn bản hướng dẫn trẻ. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Hầu hết ai cũng biết trẻ em được ưu tiên chăm sóc sao cho tốt nhất, bảo vệ an toàn trong các tình huống. Theo đó, có hàng chục cơ quan để thực thi pháp luật và xử lý các vi phạm. Như vậy, lẽ ra trẻ em được bảo vệ an toàn tuyệt đối, sao lại xảy ra nhiều vụ xâm hại tình dục?

Thực trạng chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn cấp cơ sở và các đoàn thể nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức công tác bảo vệ, phòng chống và ngăn ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo quy định pháp luật cũng phải bị xét xử nghiêm khắc, trong đó có cả mức án chung thân và tử hình nhưng chưa đi vào thực tiễn cuộc sống. Pháp luật nếu không thực thi nghiêm sẽ trở thành khẩu hiệu, khó thay đổi được tâm tính những kẻ biến thái. Điển hình nhiều vụ xâm hại tình dục xảy ra thời gian qua cho thấy xử lý còn nhẹ, trừng phạt chưa nghiêm.

Có thể bạn quan tâm

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Bà Sáu Thia và hành trình dạy bơi miễn phí cho hàng ngàn trẻ em vùng sông nước

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Bà Sáu Thia và hành trình dạy bơi miễn phí cho hàng ngàn trẻ em vùng sông nước

    11:00, 25/11/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Ấm lòng với loạt tủ đồ miễn phí dành cho người nghèo trên phố Hà Nội

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Ấm lòng với loạt tủ đồ miễn phí dành cho người nghèo trên phố Hà Nội

    11:00, 21/11/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cảm phục cô giáo mang trái tim...vàng

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cảm phục cô giáo mang trái tim...vàng

    17:30, 20/11/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cảm phục cô giáo nghèo 17 năm mở lớp dạy tình thương

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cảm phục cô giáo nghèo 17 năm mở lớp dạy tình thương

    11:00, 20/11/2019

Ở nước ngoài, không chỉ các trung tâm bảo trợ xã hội, người làm công tác liên quan đến trẻ em được huấn luyện và kiểm tra chặt chẽ. Ngoài quản lý, hướng dẫn, dạy học còn phải có kỹ năng kiêm nhiệm các vai trò “bố mẹ”, “bạn bè”, “lao công”, “tạp vụ” cho đến “diễn viên”, “nghệ sĩ”, “nhà thơ” để chăm sóc trẻ em chu đáo đến từng miếng ăn, giấc ngủ. Hằng tuần đều có giao ban lắng nghe tâm tư, tình cảm, khó khăn để phục vụ trẻ tốt nhất, lường trước các tình huống có thể xảy ra, phân công cán bộ nữ giúp đỡ bé gái.

Trẻ em chưa có nhiều kỹ năng sống, không biết cách bảo vệ bản thân, thường bị động khi bị xâm hại. “Vết thương” này có thể gây ra tâm lý bất an, ám ảnh trẻ cả đời. Những hành vi xâm hại tình dục trẻ em là không thể dung thứ cả về pháp lý, đạo đức và xã hội.

Xâm hại tình dục trẻ em là tội ác phải bị trừng trị với mức án cao nhất còn nhằm cảnh báo, răn đe. Cơ quan chức năng hãy chủ động có biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ em như trang bị các kỹ năng nhận biết và phòng ngừa khi bị xâm hại, bạo hành.

Cần rà soát cơ sở có trẻ em để giáo dục nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp cho những người làm công tác liên quan. Tăng cường giám sát có hệ thống, lường trước rủi ro. Nên phân công nữ giới làm công tác giúp đỡ bé gái. Tuyển nhân sự làm công việc liên quan đến trẻ em, hãy xem xét thật kỹ về các kỹ năng và ý thức đạo đức.

Các bé gái bị xâm hại tình dục cần được tham vấn trị liệu khủng hoảng tâm lý, phục hồi tinh thần, thể chất. Ban lãnh đạo Trung tâm hỗ trợ xã hội TP.HCM không thể vô can trong quản lý, điều hành, xử lý trong vụ việc 3 bé gái bị xâm hại.

Để góp phần chung tay xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng tốt đẹp, Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên.

Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Trẻ em cần được quan tâm bảo vệ đúng mức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO